Câu 34.1.
Cho biết Cr có z = 24. Cấu hình electron của ion Cr3+ là .
A. [Arl3d6. B. [Ar]3d5.
C. [Ar]3d4. D. [Ar]3d3.
Phương pháp giải:
Viết cấu hình electron của Cr, suy ra cấu hình electron của Cr3+
Lời giải chi tiết:
Cấu hình electron của Cr: [Ar]3d54s1
Cấu hình electron của Cr3+: [Ar]3d3
\( \to\) Chọn D.
Câu 34.2.
Muốn điều chế được 6,72 lít khí Cl2 (đktc) thì khối lượng K2Cr2O7 tối thiểu cần lấy để cho tác dụng với dung dịch HCl đặc, dư là
A. 26,4 g. B. 27,4 g.
C. 28,4 g. D. 29,4 g.
Phương pháp giải:
Viết phương trình hóa học
Từ số mol Cl2 tính được số mol K2Cr2O7, suy ra khối lượng
Lời giải chi tiết:
\(\eqalign{
& {K_2}C{r_2}{O_7} + 14HCl \to 2KCl + 2CrC{l_3} + 3C{l_2} \uparrow + 7{H_2}O \cr
& 0,1\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,{{6,72} \over {22,4}} = 0,3\left( {mol} \right) \cr
& {m_{{K_2}C{r_2}{O_7}}} = 294.0,1 = 29,4\left( g \right) \cr} \)
\( \to\) Chọn D.
Câu 34.3.
Khối lượng K2Cr2O7 cần lấy để tác dụng đủ với 0,6 mol FeSO4 trong dung dịch (có H2SO4 làm môi trường) là
A. 26,4 g. B. 27,4 g.
C.28,4 g. D. 29,4 g.
Phương pháp giải:
Viết phương trình phản ứng
Từ số mol FeSO4 suy ra số mol của K2Cr2O7, từ đó tính khối lượng của K2Cr2O7
Lời giải chi tiết:
K2Cr2O7 + 6FeSO4 + 7H2SO4 \( \to\) 3Fe2(SO4)3 + Cr2(SO4)3 + K2SO4 + 7H2O
0,1 0,6
\( \to {m_{{K_2}C{{\text{r}}_2}{O_7}}} = 0,1.294 = 29,4\,\,gam\)
\( \to\) Chọn D.
Câu 34.4.
Hoà tan 58,4 g hỗn hợp muối khan AlCl3 và CrCl3 vào nước, thêm dư dung dịch NaOH sau đó tiếp tục cho thêm nước clo, rồi lại thêm dư dung dịch BaCl2 thu được 50,6 g kết tủa. Thành phần phần trăm khối lượng của hỗn hợp muối ban đầu là
A. 45,7% AlCl3 và 54,3% CrCl3.
B. 46,7% AlCl3 và 53,3% CrCl3.
C. 47,7% AlCl3 và 52,3% CrCl3.
D. 48,7% AlCl3 và 51,3% CrCl3
Phương pháp giải:
Viết phương trình phản ứng
Từ số mol kết tủa, suy ra số mol CrCl3, từ đó tính được khối lượng CrCl3
Tính % khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp ban đầu
Lời giải chi tiết:
\(\eqalign{
& AlC{l_3} + 3NaOH \to Al{\left( {OH} \right)_3} \downarrow + 3NaCl \cr
& CrC{l_3} + 3NaOH \to Cr{\left( {OH} \right)_3} \downarrow + 3NaCl \cr
& Al{\left( {OH} \right)_3} + NaOH \to NaAl{O_2} + 2{H_2}O \cr
& Cr{\left( {OH} \right)_3} + NaOH \to NaCr{O_2} + 2{H_2}O \cr
& 2NaCr{O_2} + 3C{l_2} + 8NaOH \to 2N{a_2}Cr{O_4} + 6NaCl + 4{H_2}O \cr
& N{a_2}Cr{O_4} + BaC{l_2} \to BaCr{O_4} \downarrow + 2NaCl \cr} \)
\({n_{BaC{\text{r}}{O_4}}} = \dfrac{{50,6}}{{253}} = 0,2\,\,mol\)
Bảo toàn nguyên tố Cr: \({n_{C{\text{r}}C{l_3}}} = {n_{BaC{\text{r}}{O_4}}} = 0,2\,\,mol \to {m_{C{\text{r}}C{l_3}}} = 0,2.158,5 = 31,7\,\,gam\)
\(\% {m_{C{\text{r}}C{l_3}}} = \dfrac{{31,7}}{{58,4}}.100 = 54,28\% \to \% {m_{AlC{l_3}}} = 100\% - 54,28\% = 45,72\% \)
\( \to\) Chọn A
Nghị luận văn học lớp 12
Đề kiểm tra học kì 1
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 1 môn Toán lớp 12
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 12
CHƯƠNG IV. DAO ĐỘNG VÀ SÓNG ĐIỆN TỪ