Mở đầu
Trả lời câu hỏi trang 145 sách giáo khoa GDCD 10 – Chân trời sáng tạo
Đề bài: Em hãy quan sát những tranh sau và trả lời câu hỏi.
- Em hãy cho biết các tranh trên mô tả quyền và nghĩa vụ gì theo Hiến pháp năm 2013?
- Em đã từng thực hiện quyền và nghĩa vụ nào nêu trên?
Phương pháp giải:
- Quan sát tranh và kể tên các quyền và nghĩa vụ theo Hiến pháp năm 2013 được mô tả trong từng tranh.
- Liên hệ bản thân và nêu những quyền và nghĩa vụ mà em đã thực hiện.
Lời giải chi tiết:
- Tranh 1: Quyền bất khả xâm phạm về mặt thân thể
Tranh 2: Quyền và nghĩa vụ học tập
Tranh 3: Quyền bầu cử vào các cơ quan quyền lực nhà nước là Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp.
Tranh 4: Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc
- Em đã từng thực hiện quyền bất khả xâm phạm về mặt thân thể, quyền và nghĩa vụ học tập, nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
Khám phá 1
Trả lời câu hỏi trang 146 sách giáo khoa GDCD 10 – Chân trời sáng tạo
Đề bài: Em hãy đọc các thông tin sau và trả lời câu hỏi.
- Em hiểu thế nào là quyền con người?
- Quyền con người được quy định trong Hiến pháp có ý nghĩa như thế nào?
Phương pháp giải:
- Đọc thông tin 1, 2, nêu định nghĩa quyền con người.
- Tìm hiểu thông tin và nêu ý nghĩa của việc quy định quyền con người trong Hiến pháp.
Lời giải chi tiết:
- Quyền con người là những quyền tự nhiên vốn có của con người và không thể bị tước bỏ bởi bất cứ cá nhân, tổ chức nào.
- Quyền con người được quy định trong Hiến pháp: là yếu tố quan trọng trong mục tiêu và động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội và quyền con người, quyền công dân là một trong những nội dung cơ bản nhất trong mọi hiến pháp; ý nghĩa trong việc bảo đảm các quyền và lợi ích của nhân dân; thể hiện bản chất dân chủ, tiến bộ của một nhà nước, thể hiện mối quan hệ giữa Nhà nước với công dân cùng với các cá nhân trong xã hội.
Khám phá 2
Trả lời câu hỏi trang 146 sách giáo khoa GDCD 10 – Chân trời sáng tạo
Đề bài: Em hãy đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi.
- Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân là gì?
- Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được chia thành những nhóm quyền nào?
Phương pháp giải:
- Đọc trường hợp, nêu định nghĩa quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
- Tìm hiểu các nguồn thông tin và nêu các nhóm quyền của quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
Lời giải chi tiết:
- Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được hiểu là những quyền, nghĩa vụ của một cá nhân đối với quốc gia mình mang quốc tịch được Hiến pháp ghi nhận và không đồng nhất với quyền con người.
- Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được chia thành ba nhóm quyền: Các quyền về chính trị, dân sự; Các quyền về kinh tế, văn hóa, xã hội; Nghĩa vụ cơ bản của công dân.
Khám phá 3
Trả lời câu hỏi trang 147 sách giáo khoa GDCD 10 – Chân trời sáng tạo
Đề bài: Em hãy theo dõi sơ đồ sau và trả lời câu hỏi.
- Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo Hiến pháp năm 2013 được quy định như thế nào?
- Em đã từng thực hiện quyền (hoặc nghĩa vụ) nào kể trên? Hãy chia sẻ cùng thầy/cô và các bạn.
Phương pháp giải:
- Quan sát sơ đồ kết hợp với thông tin đã tìm được, nêu những quy định về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo Hiến pháp năm 2013.
- Liên hệ bản thân, nêu và chia sẻ về quyền (hoặc nghĩa vụ) mà em đã từng thực hiện.
Lời giải chi tiết:
- Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo Hiến pháp năm 2013 được quy định như sau: Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật; không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội (Điều 16); Quyền sống (Điều 19); Quyền có nơi ở hợp pháp,…; Nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc (Điều 44); Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, thực hiện nghĩa vụ quân sự (Điều 45),…
- Em đã từng thực hiện quyền học tập.
+ Dược đến trường và có quyền học tập tại tất cả các loại hình trường lớp (trường công, trường tư...)
+ Được phổ cập giáo dục đến cấp trung học cơ sở, tiến tới phổ cập cấp trung học phổ thông.
+ Được nhà nước hỗ trợ về học phí và về cơ sở vật chất.
Khám phá 4
Trả lời câu hỏi trang 148 sách giáo khoa GDCD 10 – Chân trời sáng tạo
Đề bài: Em hãy quan sát hình ảnh dưới đây và trả lời câu hỏi.
- Em hãy cho biết Việt Nam đã có những thành tựu nào trong việc thúc đẩy và bảo vệ quyền của người dân?
- Theo em, học sinh trung học phổ thông có thể đóng góp cho việc thúc đẩy và bảo vệ quyền của người dân bằng những hành vi thực tế nào phù hợp với lứa tuổi?
Phương pháp giải:
- Quan sát hình ảnh và nêu những thành tựu của Việt Nam trong việc thúc đẩy và bảo vệ quyền của người dân về:
+ Quyền về dân sự, chính trị
+ Quyền kinh tế, xã hội và văn hóa
+ Quyền của các nhóm dễ bị tổn thương
- Liên hệ bản thân và nêu một số hành vi thực tế phù hợp với lửa tuổi để có thể thể đóng góp cho việc thúc đẩy và bảo vệ quyền của người dân.
Lời giải chi tiết:
- Thành tựu:
+ Về quyền dân sự, chính trị: Hiến pháp 2013 có một chương riêng về “Quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân”; Ban hành 96 văn bản luật, pháp lệnh liên quan đến việc bảo đảm quyền con người; Báo chí phát triển không ngừng, trở thành diễn đàn ngôn luận của các tổ chức xã hội, nhân dân; Tham gia hầu hết các công ước của Liên hợp quốc về quyền con người; Các tôn giáo chung sống hòa hợp, được tôn trọng, đảm bảo bình đẳng; Cơ chế tố tụng được bảo đảm theo hướng công khai, minh bạch, tôn trọng và bảo vệ quyền con người; Đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho người dân,…
+ Về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa: Duy trì mức tăng trưởng kinh tế cao trong nhiều năm (>6%); Chất lượng dịch vụ y tế tiếp tục được nâng lên 8,6 bác sĩ/ 10.000 dân, 27,5 giường bệnh/10.000 dân; Tỷ lệ dân số > 15 tuổi biết đọc, biết viết (2019) > 95,8%; Tỷ lệ nghèo đã giảm từ 9,88% (2015) đến 3,73 – 4,23% (2019); Người tham gia BHXH tăng nhanh từ 2,2 triệu (1995) lên 15,414 triệu (2019),…
+ Về quyền của các nhóm dễ bị tổn thương: Người khuyết tật được cấp thẻ BHYT miễn phí và không phải đồng chi trả khi sử dụng > 3 triệu người; Thực hiện tốt các quyền trẻ em, cải thiện cuộc sống cho hàng triệu trẻ em; Phụ nữ đóng góp vào các mặt của đời sống kinh tế - xã hội,…
- Một số hành vi của học sinh trung học phổ thông có thể thể đóng góp cho việc thúc đẩy và bảo vệ quyền của người dân.
+ Tích cực học tập và rèn luyện tại trường
+ Tìm hiểu kiến thức về các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
Khám phá 5
Trả lời câu hỏi trang 149 sách giáo khoa GDCD 10 – Chân trời sáng tạo
Đề bài: Em hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi.
- Em có nhận xét như thế nào về việc làm của anh A và chị K?
- Theo em, việc đóng thuế thể hiện nghĩa vụ gì của công dân đối với Nhà nước?
- Theo em, A đã được bảo đảm thực hiện quyền gì?
- Học tập có phải là nghĩa vụ không? Vì sao?
Phương pháp giải:
- Đọc trường hợp 1, xác định hành vi của anh A và chị K, nêu nhận xét về hành vi đó.
- Tìm hiểu thông tin để trả lời câu hỏi việc đóng thuế thể hiện nghĩa vụ gì của công dân đối với Nhà nước.
- Đọc trường hợp 2 và xác định A đã được đảm bảo thực hiện quyền gì.
- Tìm hiểu thông tin, trả lời câu hỏi học tập có phải là nghĩa vụ không. Giải thích lí do vì sao lại đưa ra câu trả lời như vậy.
Lời giải chi tiết:
*Trường hợp 1:
- Anh A và chị K đã thực hiện đúng nghĩa vụ của mình khi đóng thuế đầy đủ cho Nhà nước.
- Việc đóng thuế thể hiện nghĩa vụ cơ bản của công dân đối với Nhà nước.
*Trường hợp 2:
- A đã được đảm bảo quyền học tập.
- Học tập là nghĩa vụ của công dân vì công dân trong độ tuổi quy định từ 06 đến 14 tuổi phải thực hiện nghĩa vụ giáo dục bắt buộc hoàn thành bậc giáo dục tiểu học và trung học cơ sở. Việc giáo dục bắt buộc đối với những công dân trong độ tuổi trên là để củng cố kiến thức căn bản, kỹ năng cần thiết phục cho đời sống hàng ngày và công việc cần có của mỗi một công dân. Ngoài ra việc thực hiện giáo dục bắt buộc là để nâng cao chất lượng giáo dục và giảm thiểu các vấn đề học sinh ngừng đi học vì hoàn cảnh kinh tế và gia đình, cân bằng giáo dục giữa nông thôn và đô thị. Để thực hiện giáo dục bắt buộc gia đình người giám hộ tạo điều kiện thuận lợi để cho công dân đến trường trong độ tuổi quy định, ngoài ra nhà nước cũng xem xét các chính sách và tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ và khuyến khích việc giáo dục bắt buộc đối với công dân trong độ tuổi quy định.
Khám phá 6
Trả lời câu hỏi trang 149 sách giáo khoa GDCD 10 – Chân trời sáng tạo
Đề bài: Em hãy đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi.
- Theo em, quyết định của Phòng nhân sự là đúng hay sai? Tại sao?
- Việc làm của Phòng nhân sự đã vi phạm quyền gì theo Hiến pháp năm 2013?
Phương pháp giải:
- Đọc trường hợp kết hợp với kiến thức đã học, trả lời quyết định của Phòng nhân sự là đúng hay sai. Giải thích lí do vì sao lại đưa ra câu trả lời như vậy.
- Căn cứ vào các quyền được quy định trong Hiến pháp năm 2013, xác định quyền mà Phòng nhân sự đã vi phạm.
Lời giải chi tiết:
- Theo em, quyết định của Phòng nhân sự là sai vì Phòng nhân sự đã không công bằng trong việc đưa ra quyết định bổ nhiệm vị trí lãnh đạo của cơ quan do chị C đang nuôi con nhỏ và ở xa.
- Việc làm của Phòng nhân sự đã vi phạm Điều 16: Quyền không bị phân biệt, đối xử theo Hiến pháp năm 2013.
Luyện tập 1
Trả lời câu hỏi trang 150 sách giáo khoa GDCD 10 – Chân trời sáng tạo
Đề bài: Em hãy sắp xếp những quyền và nghĩa vụ của công dân theo chủ đề tương ứng.
Phương pháp giải:
- Dựa vào nội dung kiến thức đã học, xác định và sắp xếp các quyền, nghĩa vụ của công dân vào chủ đề tương ứng đã cho.
Lời giải chi tiết:
- Quyền về chính trị, dân sự
+ Tham gia bầu cử khi đủ điều kiện
+ Tham gia trưng cầu dân ý
+ Được chăm sóc sức khỏe
- Quyền về kinh tế, văn hóa, xã hội
+ Học tập
+ Kinh doanh những ngành nghề pháp luật không cấm
+ Hôn nhân
- Nghĩa vụ cơ bản của công dân
+ Thực hiện lệnh gọi nhập ngũ
+ Bảo vệ Tổ quốc
Luyện tập 2
Trả lời câu hỏi trang 150 sách giáo khoa GDCD 10 – Chân trời sáng tạo
Đề bài: Em có ý kiến gì về hành vi của các nhân vật dưới đây?
Phương pháp giải:
- Đưa ra ý kiến của bản thân về hành vi của từng nhân vật xem đã thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ của mình hay chưa.
Lời giải chi tiết:
a – Anh A đã thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của mình khi đã lên đường thực hiện nghĩa vụ quân sự.
b – Chị B đã thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ bầu cử của mình khi đã tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp.
c – Anh C và chị D đã sử dụng quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm để mở cửa hàng kinh doanh dụng cụ học tập.
d – Anh D đã vi phạm quyền bảo mật quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín vì Hiến pháp đã quy định mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng khác. Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác.
đ – Hành động của M đã thể hiện nghĩa vụ của mình trong việc giữ gìn vệ sinh đường phố.
e – Hành động của K thể hiện quyền học tập của mình trong việc lựa chọn học bất cứ ngành, nghề nào phù hợp với năng khiếu, khả năng, sở thích và điều kiện của mình.
Luyện tập 3
Trả lời câu hỏi trang 151 sách giáo khoa GDCD 10 – Chân trời sáng tạo
Đề bài: Em hãy theo dõi tình huống sau và thực hiện yêu cầu.
- Em hãy chia sẻ quan điểm của mình về việc làm của bạn A và bạn B.
- Cho biết những việc làm thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân phù hợp với lứa tuổi học sinh phổ thông.
Phương pháp giải:
- Đọc tình huống, xác định việc làm của bạn A và bạn B, nêu quan điểm của mình về việc làm ấy.
- Liên hệ bản thân, nêu những việc làm thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân phù hợp với lứa tuổi học sinh phổ thông.
Lời giải chi tiết:
- A và B đã thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của mình khi đã tham gia khám sức khỏe để chuẩn bị lên đường thực hiện nghĩa vụ quân sự.
- Những việc làm thể hiện quyền và nghĩa vụ công dân phù hợp với lứa tuổi học sinh phổ thông.
+ Tôn trọng thầy cô, bạn bè khi đang ở trường học.
+ Phát biểu ý kiến trong các cuộc họp của lớp, trường.
+ Được chọn trường học theo ý muốn
Vận dụng
Trả lời câu hỏi trang 151 sách giáo khoa GDCD 10 – Chân trời sáng tạo
Đề bài: Em hãy thiết kế một áp phích tuyên truyền về quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân theo Hiến pháp năm 2013.
Phương pháp giải:
- Xác định nội dung của áp phích: quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân theo Hiến pháp năm 2013.
- Thiết kế áp phích theo nội dung đã xác định.
Lời giải chi tiết:
Gợi ý áp phích tuyên truyền về quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân theo Hiến pháp năm 2013:
Hình 1 – Tôn trọng, bảo đảm quyền con người