Câu 20.9.
Người ta dự định dùng một số phương pháp chống ăn mòn kim loại sau :
1. Cách li kim loại với môi trường xung quanh.
2. Dùng hợp kim chống gỉ
3. Dùng chất kìm hãm.
4. Ngâm kim loại trong H2O.
5. Dùng phương pháp điện hoá.
Phương pháp đúng là
A. 1,3, 4, 5.
B. 1,2, 3,4.
C. 2, 3, 4, 5.
D. 1,2, 3, 5
Phương pháp giải:
Dựa vào lí thuyết bài sự ăn mòn kim loại
Lời giải chi tiết:
Một số phương pháp chống ăn mòn kim loại là cách li kim loại với môi trường xung quanh, dùng hợp kim chống gỉ, dùng chất kìm hãm, dùng phương pháp điện hoá.
=> Chọn D
Câu 20.10.
Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về ăn mòn hoá học ?
A. Ăn mòn hoá học làm phát sinh dòng điện một chiều.
B. Kim loại tinh khiết sẽ không bị ăn mòn hoá học.
C. Về bản chất, ăn mòn hóa học cũng là một dạng của ăn mòn điện hoá.
D. Ăn mòn hoá học không làm phát sinh dòng điện.
Phương pháp giải:
Dựa vào lí thuyết bài sự ăn mòn kim loại
Lời giải chi tiết:
Ăn mòn hoá học không làm phát sinh dòng điện.
=> Chọn D
Câu 20.11.
Để bảo vệ tàu biển làm bằng thép (phần chìm dưới nước biển), ống thép dẫn nước, dẫn dầu, dẫn khí đốt ngầm dưới đất, người ta gắn vào mặt ngoài của thép những tấm Zn. Người ta đã bảo vệ thép khỏi sự ăn mòn bằng cách nào cho dưới đây ?
A. Cách li kim loại với môi trường.
B. Dùng phương pháp điện hoá.
C. Dùng Zn là chất chống ăn mòn
D. Dùng Zn là kim loại không gỉ.
Phương pháp giải:
Dựa vào lí thuyết bài sự ăn mòn kim loại
Lời giải chi tiết:
Để bảo vệ tàu biển làm bằng thép (phần chìm dưới nước biển), ống thép dẫn nước, dẫn dầu, dẫn khí đốt ngầm dưới đất, người ta gắn vào mặt ngoài của thép những tấm Zn xảy ra quá trình ăn mòn điện hóa do kẽm bị ăn mòn trước.
=> Chọn B
Câu 20.12.
Một sợi dây phơi quần áo bằng Cu được nối với một đoạn dây Al.Trong không khí ẩm, ở chỗ nối của hai kim loại đã xảy ra hiện tượng nào sau đây ?
A. Chỗ nối hai kim loại Al - Cu trong không khí ẩm xảy ra hiên tượng ăn mòn điện hoá. Kim loại Al là cực dương, bị ăn mòn.
B. Chỗ nối 2 kim loại Al - Cu trong không khí ẩm xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hoá. Kim loại Al là cực âm, bị ăn mòn.
C. Do kim loại Al đã tạo thành lớp oxit bảo vệ nên trong không khí ẩm không có ảnh hưởng đến độ bền của dây Al nối với Cu.
D. Không có hiện tượng hoá học nào xảy ra tại chỗ nối 2 kim loại Al - Cu trong không khí ẩm.
Phương pháp giải:
Dựa vào lí thuyết bài sự ăn mòn kim loại
Lời giải chi tiết:
Chỗ nối 2 kim loại Al - Cu trong không khí ẩm xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hoá. Kim loại Al là cực âm, bị ăn mòn.
=> Chọn B
Câu 20.13.
Để bảo vệ những vật bằng Fe khỏi bị ăn mòn, người ta tráng hoặc mạ lên những vật đó lớp Zn. Làm như vậy là để chống ăn mòn theo phương pháp nào sau đây ?
A. Bảo vệ bề mặt.
B. Bảo vệ điện hoá.
C. Dùng chất kìm hãm.
D. Dùng hợp kim chống gỉ.
Phương pháp giải:
Dựa vào lí thuyết bài sự ăn mòn kim loại
Lời giải chi tiết:
Để bảo vệ những vật bằng Fe khỏi bị ăn mòn, người ta tráng hoặc mạ lên những vật đó lớp Zn. Làm như vậy là để chống ăn mòn theo phương pháp bảo vệ bề mặt.
=> Chọn A
Bài 11. Thiên nhiên phân hóa đa dạng
Review 2
ĐỊA LÍ DÂN CƯ
Tiếng Anh 12 mới tập 1
Unit 7. Economic Reforms