Câu 20.4.
Sau một ngày lao động, người ta phải làm vệ sinh bề mặt kim loại của các thiết bị máy móc, dụng cụ lao động. Việc làm này có mục đích chính là
A. Để kim loại sáng bóng đẹp mắt.
B. Để không gây ô nhiễm môi trường.
C. Để không làm bẩn quần áo khi lao động.
D. Để kim loại đỡ bị ăn mòn.
Phương pháp giải:
Dựa vào lí thuyết bài sự ăn mòn kim loại
Lời giải chi tiết:
Sau một ngày lao động, người ta phải làm vệ sinh bề mặt kim loại của các thiết bị máy móc, dụng cụ lao động. Việc làm này có mục đích chính là giúp bề mặt sơn bám dính chặt hơn, loại bỏ mầm mống rỉ sét sạch sẽ => để kim loại đỡ bị ăn mòn.
=> Chọn D
Câu 20.5.
Một số hoá chất được để trên ngăn tủ có khung bằng kim loại. Sau một thời gian, người ta thấy khung kim loại bị gỉ. Hoá chất nào dưới đây có khả năng gây ra hiện tượng trên ?
A. Ancol etylic (etanol)
B. Dây nhôm
C. Dầu hoả
D. Axit clohiđric
Phương pháp giải:
Dựa vào lí thuyết bài sự ăn mòn kim loại
Lời giải chi tiết:
Một số hoá chất được để trên ngăn tủ có khung bằng kim loại. Sau một thời gian, người ta thấy khung kim loại bị gỉ do axit clohiđric là chất có tính oxi hóa
=> Chọn D
Câu 20.6.
Sự phá huỷ kim loại hay hợp kim do kim loại tác dụng trực tiếp với các chất oxi hoá trong môi trường được gọi là
A. sự khử kim loại.
B. sự tác dụng của kim loại với nước.
C. sự ăn mòn hoá học.
D. sự ăn mòn điện hoá học.
Phương pháp giải:
Dựa vào lí thuyết bài sự ăn mòn kim loại
Lời giải chi tiết:
Sự phá huỷ kim loại hay hợp kim do kim loại tác dụng trực tiếp với các chất oxi hoá trong môi trường được gọi là sự ăn mòn hoá học
=> Chọn C
Câu 20.7.
Trong khí quyển có các khí sau : O2, Ar, CO2, H2O, N2. Những khí nào là nguyên nhân gây ra ăn mòn kim loại ?
A.O2 và H2O.
B. CO2 và H2O.
C. O2 và N2
D.Phương án A hoặc B.
Phương pháp giải:
Dựa vào lí thuyết sự ăn mòn kim loại
Lời giải chi tiết:
O2 và H2O, CO2 và H2O là những khí là nguyên nhân gây ra ăn mòn điện hóa
=> Chọn D
Câu 20.8.
Cho 4 cặp kim loại nguyên chất tiếp xúc trực tiếp với nhau :
(1) Fe và Pb ; (2) Fe và Zn ;
(3) Fe và Sn ; (4) Fe và Ni.
Khi nhúng các cặp kim loại trên vào dung dịch axit, số cặp kim loại trong đó Fe bị phá huỷ trước là
A.1. B. 2.
C.3. D. 4.
Phương pháp giải:
Dựa vào lí thuyết bài sự ăn mòn kim loại
Lời giải chi tiết:
Fe (điện cực âm) bị ăn mòn, Pb (điện cực dương) không bị ăn mòn
Zn (điện cực âm) bị ăn mòn, Fe (điện cực dương) không bị ăn mòn.
Fe (điện cực âm) bị ăn mòn, Sn (điện cực dương) không bị ăn mòn.
Fe (điện cực âm) bị ăn mòn, Pb (điện cực dương) không bị ăn mòn.
=> Chọn C
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 2 môn Toán lớp 12
Địa lí địa phương
Địa lí Việt Nam
Chương 1. Dao động cơ
Chương 6. Lượng tử ánh sáng