Đề bài
Trên mặt phẳng tọa độ Oxy, cho đường tròn tâm O bán kính 3. Cho các điểm \(A\left( {0;0} \right),B\left( {2;3} \right),C\left( {1;52} \right),D\left( {\sqrt {10} ;2} \right)\). Hãy xác định vị trí các điểm A, B, C, D đối với đường tròn (O).
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Cho \(\left( {O;R} \right)\) và điểm \(M\).
+) Nếu \(OM < R \Rightarrow \) M nằm bên tròn \(\left( {O;R} \right)\).
+) Nếu \(OM = R \Rightarrow M\) nằm trên đường tròn \(\left( {O;R} \right)\).
+) Nếu \(OM > R \Rightarrow M\) nằm bên ngoài đường tròn \(\left( {O;R} \right)\).
Lời giải chi tiết
Trước hết, ta chứng minh công thức tính độ dài đoạn thẳng \(OM\) khi biết \(M\left( {{x_M};{y_M}} \right)\) là \(OM = \sqrt {x_M^2 + y_M^2} \).
Gọi \(H,\,\,K\) lần lượt là hình chiếu của điểm M trên các trục tọa độ \(Ox,\,\,Oy\) ta có \(OH = \left| {{x_M}} \right|\).
Xét tứ giác \(OHMK\) có \(\widehat {HOK} = \widehat {OHM} = \widehat {OKM} = {90^0} \Rightarrow \) Tứ giác \(OHMK\) là hình chữ nhật (Tứ giác có 3 góc vuông) \( \Rightarrow MH = OK = \left| {{y_M}} \right|\). Có \(OH = \left| {{x_M}} \right|\).
Áp dụng định lý Pytago trong tam giác vuông \(OHM\) có:
\(OM = \sqrt {O{H^2} + M{H^2}} \)\(\, = \sqrt {{{\left| {{x_M}} \right|}^2} + {{\left| {{y_M}} \right|}^2}} = \sqrt {x_M^2 + y_M^2} \)
Áp dụng công thức trên ta có:
\(OA = \sqrt {{0^2} + {0^2}} = 0 < 3 \Rightarrow A\) nằm bên trong \(\left( {O;3} \right)\).
\(OB = \sqrt {{2^2} + {3^2}} = \sqrt {13} > 3 \Rightarrow B\) nằm bên ngoài \(\left( {O;3} \right)\).
\(OC = \sqrt {{1^2} + 5,{2^2}} = \dfrac{{\sqrt {701} }}{5} > 3 \Rightarrow C\) nằm bên ngoài \(\left( {O;3} \right)\).
\(OD = \sqrt {{{\left( {\sqrt {10} } \right)}^2} + {2^2}} = \sqrt {14} > 3 \Rightarrow D\) nằm bên ngoài \(\left( {O;3} \right)\).
Đề thi học kì 1 mới nhất có lời giải
Chương 4. Hiđrocacbon. Nhiên liệu
Bài 33. Vùng Đông Nam Bộ (tiếp theo)
Bài 3. Phân bố dân cư và các loại hình quần cư
Đề thi giữa kì 2 - Sinh 9