Bài 1. Mở đầu về phương trình
Bài 2. Phương trình bậc nhất một ẩn và cách giải
Bài 3. Phương trình đưa được về dạng ax + b = 0
Bài 4. Phương trình tích
Bài 5. Phương trình chứa ẩn ở mẫu
Bài 6. Giải bài toán bằng cách lập phương trình
Bài 7. Giải bài toán bằng cách lập phương trình (tiếp)
Ôn tập chương III. Phương trình bậc nhất một ẩn
Đề bài
Viết phương trình ẩn x rồi tính x (mét) trong mỗi hình dưới đây (h.4) (S là diện tích của hình):
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Công thức tính diện tích hình chữ nhật: \(S=a\times b\)
Trong đó: \(S\) là diện tích hình chữ nhật
\(a\) là chiều dài hình chữ nhật
\(b\) là chiều rộng hình chữ nhật
Công thức tính diện tích hình thang: \(S = \dfrac{{h\left( {a + b} \right)}}{2}\)
Trong đó: \(S\) là diện tích hình thang
\(a\) và \(b\) là độ dài hai đáy của hình thang
\(h\) là chiều cao của hình thang.
- Để giải các phương trình đưa được về \(ax + b = 0\) ta thường biến đổi phương trình như sau:
+ Quy đồng mẫu hai vế và khử mẫu.
+ Thực hiện phép tính để bỏ dấu ngoặc và chuyển vế các hạng tử để đưa phương trình về dạng \(ax + b=0\) hoặc \(ax=-b\).
+ Tìm \(x\)
Lời giải chi tiết
a) Chiều dài hình chữ nhật là: \(x+x+2=2x + 2(m)\).
Diện tích hình chữ nhật là \(S = 9(2x + 2)(m^2)\).
Vì diện tích \(S = 144\) m2 nên ta có phương trình:
\(9(2x +2) = 144\)
\(⇔18 x + 18 = 144\)
\(⇔18 x = 144 - 18\)
\(⇔18x = 126\)
\(\Leftrightarrow x=126:18\)
\(⇔ x = 7\)
Vậy \(x = 7\,m\)
b) Đáy nhỏ của hình thang là: \(x(m)\)
Đáy lớn của hình thang là: \(x + 5(m)\)
Diện tích hình thang là: \(S = \dfrac{1}{2}.6.\left( {x + x + 5} \right) = 3.\left( {2x + 5} \right)\) \((m^2)\)
Mà \(S = 75\left( {{m^2}} \right)\) nên ta có phương trình:
\(3(2x + 5) = 75\)
\( \Leftrightarrow 2x + 5 = 75:3\)
\(⇔2x + 5 = 25\)
\( \Leftrightarrow 2x = 25 - 5\)
\(⇔2x = 20\)
\( \Leftrightarrow x = 20:2\)
\(⇔x = 10\)
Vậy \(x = 10\;m\).
c) Biểu thức tính diện tích hình là:
\(S = 12.x + 6.4 = 12x + 24\) \((m^2)\)
Mà \(S = 168\) m2 nên ta có:
\(12x + 24 = 168\)
\( \Leftrightarrow 12x = 168 - 24\)
\( \Leftrightarrow 12x = 144\)
\( \Leftrightarrow x = 144:12\)
\(\Leftrightarrow x = 12\)
Vậy \(x = 12\,m.\)
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 1 môn Toán lớp 8
Bài 43. Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ
Bài mở đầu: Làm quen với bộ dụng cụ, thiết bị thực hành môn Khoa học tự nhiên 8
Tải 10 đề kiểm tra 15 phút - Chương 6
PHẦN HÌNH HỌC - VỞ BÀI TẬP TOÁN 8 TẬP 1
SGK Toán 8 - Chân trời sáng tạo
SBT Toán 8 - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Toán lớp 8
SGK Toán 8 - Cánh Diều
VBT Toán 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Toán 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Toán 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Tổng hợp Lí thuyết Toán 8
SBT Toán Lớp 8
Giải bài tập Toán Lớp 8
Tài liệu Dạy - học Toán Lớp 8
Đề thi, đề kiểm tra Toán Lớp 8