Đề bài
Cho sơ đồ của các phản ứng sau :
a) Cr + O2 - - - > Cr2O3
b) Fe + Br2 - - - > FeBr3
Lập phương trình hoá học và cho biết tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử của các chất trong mỗi phản ứng.
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Bước 1. Cần viết đúng các công thức hoá học. Đến bước sau không thay đổi chỉ số trong những công thức đã viết đúng.
Bước 2. Nhẩm tính số nguyên tử của tất cả các nguyên tố
Nếu có nguyên tố mà số nguyên tử một bên lẻ, một bên chẵn thì trước hết ta làm chẵn số nguyên tử lẻ (đặt hệ số 2).
Để cân bằng số nguyên tử ta lấy bội số chung nhỏ nhất chia cho các số nguyên tử không bằng nhau của một nguyên tố thì được hệ số cho công thức của các chất tương ứng. Nên bắt đầu từ nguyên tố mà số nguyên tử có nhiều nhất, rồi tiếp đến nguyên tố có số nguyên tử ít hơn...
Thí dụ, sơ đồ của phản ứng :
\(Cr + {O_2} - - - > C{r_2}{O_3}\)
Làm chẵn số nguyên tử O ở bên phải
\(Cr + {O_2} - - - > 2C{r_2}{O_3}\)
Bắt đầu cân bằng từ nguyên tố O, bội số chung nhỏ nhất của 6 và 2 là 6.
Hệ số của O2 sẽ là 3 (= 6: 2)
\(Cr + 3{O_2} - - - > 2C{r_2}{O_3}\)
Tiếp theo là nguyên tố Cr
\(4Cr + 3{O_2} - - - > 2C{r_2}{O_3}\)
Lưu ý :
- Nếu có nhóm nguyên tử thì coi cả nhóm như một đơn vị để cân bằng.
- Có trường hợp sơ đồ của phản ứng đã là phương trình hoá học rồi, thí dụ :
CacO3 ----- > CaO + CO2
Viết liền mũi tên rời là được phương trình hoá học.
- Có trường hợp chỉ cần nhận xét thành phần hoá học các hợp chất là rút ra được các hệ số thích hợp.
Thí dụ, sơ đồ của phản ứng giữa khí cạcbon oxit và chất sắt(III) oxit.
CO + Fe2O3 —> Fe + CO2
Nhận xét : Mỗi phân tử CO chiếm một O của Fe2O3 chuyển thành phân tử CO2. Như vậy cần 3CO để chiếm hết oxi của Fe2O3. Phương trình hoá học của phản ứng : 3CO + Fe2O3 —> 2Fe + 3CO2
Lời giải chi tiết
a) 4Cr + 3O2 -> 2Cr2O3
Số nguyên tử Cr : số phân tử O2 : số phân tử Cr2O3 = 4:3:2.
b) 2Fe + 3Br2 —> 2FeBr3
Số nguyên tử Fe : số phân tử Br2 : số phân tử FeBr3 = 2:3:2.
Bài 18: Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân
Bài 9. Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại
Uni 4: How Do Sloths Move?
Bài 3. Lao động cần cù, sáng tạo
Bài 1. Vị trí địa lí, địa hình và khoáng sản