1. Nội dung câu hỏi:
Cho quả cầu kim loại $A$ mang điện tích $\mathrm{q}_{\mathrm{A}}=3 \mu \mathrm{C}$ được giữ cố định trên một giá đỡ cách điện. Một vật nhỏ $B$ có khối lượng $m=0.5$ $g$ mang điện tích $\mathrm{q}_{\mathrm{B}}=8 \mu \mathrm{C}$ bay từ rất xa tiến lại gần quả cầu $\mathrm{A}$ như Hình 13.7. Khi tâm hai quả cầu cách nhau một đoạn $\mathrm{d}=0,5 \mathrm{~m}$ thì tốc độ của quả cầu $B$ là v $=20 \mathrm{~m} / \mathrm{s}$. Bỏ qua lực hấp dẫn giữa hai quả cầu và tác dụng của trọng lực. Xem gần đúng các quả cầu là các điện tích điểm. Biết rằng thế năng điện của quả cầu $B$ được xác định bằng biểu thức $W_t=\frac{k q_A q_B}{r}$ với $r$ là khoảng cách giữa hai quả cầu. Hãy xác định:
a) Khoảng cách ngắn nhất giữa hai quả cầu.
b) Tốc độ của quả cầu $B$ khi khoảng cách giữa hai quả cầu là $0,8 \mathrm{~m}$ và khi chúng ở rất xa nhau.
2. Phương pháp giải:
Áp dụng định luật bảo toàn cơ năng.
3. Lời giải chi tiết:
a) Khi khoảng cách giữa hai quả cầu đạt cực tiểu thì động năng của quả cầu B bằng 0 . Áp dụng định luật bảo toàn cơ năng:
$
\Rightarrow r_{\min }=\frac{1}{\frac{m v^2}{2 k q_{\mathrm{A}} a_{\mathrm{B}}}+\frac{1}{d}}=\frac{k v^2+\frac{k q_{\mathrm{A}} q_{\mathrm{B}}}{r_{\min }}=0}{\frac{\left(0,5 \cdot 10^{-3}\right) \cdot 20^2}{2 \cdot\left(9 \cdot 10^9\right) \cdot\left(3 \cdot 10^{-6}\right) \cdot\left(8 \cdot 10^{-6}\right)}+\frac{1}{0,5}} \approx 0,41 \mathrm{~m}
$
b) Khi khoảng cách giữa hai quả cầu là $r_1=0,8 \mathrm{~m}$, ta có: $\frac{1}{2} m v^2+\frac{k q_{\mathrm{A}} q_{\mathrm{B}}}{d}=\frac{1}{2} m v_1^2+\frac{k q_{\mathrm{A}} q_{\mathrm{B}}}{r_1}$
$
\begin{aligned}
& \Rightarrow v_1=\sqrt{v^2+\frac{2 k q_{\mathrm{A}} q_{\mathrm{B}}}{m}\left(\frac{1}{d}-\frac{1}{r_1}\right)} \\
& \Rightarrow v_1=\sqrt{20^2+\frac{2 \cdot\left(9 \cdot 10^9\right) \cdot\left(3 \cdot 10^{-6}\right) \cdot\left(8 \cdot 10^{-6}\right)}{0,5 \cdot 10^{-3}}\left(\frac{1}{0,5}-\frac{1}{0,8}\right)} \approx 32,37 \mathrm{~m} / \mathrm{s}
\end{aligned}
$
Khi quả cầu B tiến ra vô cùng thì thế năng điện bằng không, ta có:
$
\begin{aligned}
& \frac{1}{2} m v^2+\frac{k q_{\mathrm{A}} q_{\mathrm{B}}}{d}=\frac{1}{2} m v_2^2+0 \\
& \Rightarrow v_2=\sqrt{v^2+\frac{2 k q_{\mathrm{A}} q_{\mathrm{B}}}{m d}}=\sqrt{20^2+\frac{2 \cdot\left(9 \cdot 10^9\right) \cdot\left(3 \cdot 10^{-6}\right) \cdot\left(8 \cdot 10^{-6}\right)}{\left(0,5 \cdot 10^{-3}\right) \cdot 0,5}} \approx 46,13 \mathrm{~m} / \mathrm{s}
\end{aligned}
$
Chủ đề 2. Chủ nghĩa xã hội từ năm 1917 đến nay
Skills (Units 5 - 6)
Chương 3. Đại cương hóa học hữu cơ
Unit 4: The Body
Phần ba: Sinh học cơ thể
SBT Vật lí Lớp 11
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Vật lí lớp 11
SGK Vật lí 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Vật lí 11 - Chân trời sáng tạo
SBT Vật lí 11 - Cánh Diều
SGK Vật lí 11 - Cánh Diều
Tổng hợp Lí thuyết Vật lí 11
SBT Vật lí 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Vật lí 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Chuyên đề học tập Vật lí 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Chuyên đề học tập Vật lí 11 - Cánh Diều
SGK Vật lí Nâng cao Lớp 11
SGK Vật lí Lớp 11