1. Nội dung câu hỏi
Một con lắc lò xo dao động điều hoà trên mặt bàn nằm ngang không ma sát với tần số 2,0 Hz. Khối lượng của vật gắn với lò xo là 0,20 kg. Tại thời điểm ban đầu, vật ở vị trí có li độ 5,0 cm và vận tốc – 0,30 m/s.
a) Viết phương trình li độ của vật.
b) Xác định tốc độ cực đại và gia tốc cực đại của vật.
c) Tìm vị trí của vật tại thời điểm 0,40 s.
d) Tìm cơ năng dao động của con lắc.
e) Tìm các vị trí mà tại đó con lắc có động năng gấp 3 lần thế năng.
2. Phương pháp giải
Vận dụng kiến thức đã học về các đại lượng của phương trình dao động điều hoà: $x=A \cos (\omega t+\varphi)$
- Tần số góc $\omega=2 \pi f$
- Hệ thức vuông pha trong dao động điều hòa: $\frac{x^2}{A^2}+\frac{v^2}{\omega^2 A^2}=1$
- Tốc độ cực đại của vật: $v_{\max }=\omega A$
- Gia tốc cực đại của vật: $a_{\max }=\omega A^2$
- Cơ năng của vật: $W=\frac{1}{2} m v_{\max }^2=\frac{1}{2} k A^2$
- Khi $W_d=n W_t$ thì $x= \pm \frac{A}{\sqrt{n+1}}$
3. Lời giải chi tiết
a) Tần số góc: $\omega=2 \pi f=2 \pi .2=4 \pi \mathrm{rad} / \mathrm{s}$
Ta có hệ thức vuông pha giữa li độ và vận tốc:
$
\begin{aligned}
& \frac{x^2}{A^2}+\frac{v^2}{\omega^2 A^2}=1 \\
& \Rightarrow A=\sqrt{x^2+\frac{v^2}{\omega^2}}=\sqrt{5^2+\frac{(-30)^2}{(4 \pi)^2}}=5,54 \mathrm{~cm}
\end{aligned}
$
Phương trình li độ của vật có dạng: $x=A \cos (\omega t+\varphi) \Leftrightarrow x=5,54 \cos (4 \pi t+\varphi)$
Tại $\mathrm{t}=0$, vật có vận tốc v <0 => vật đang chuyển động ngược chiều dương
$
=>0<\varphi<\pi \mathrm{rad}
$
Tại $t=0$, vật có li độ $x=5 \mathrm{~cm}$, thay vào phương trình li độ, ta được:
$
5=5,54 \cos \varphi \Rightarrow \cos \varphi=\frac{5}{5,54} \Rightarrow \varphi=0,45
$
Vậy phương trình li độ của vật là: $x=5,54 \cos (4 \pi t+0,45)(\mathrm{cm})$
b) Tốc độ cực đại của vật là: $v_{\max }=\omega A=4 \pi .5,54=69,62 \mathrm{~cm} / \mathrm{s}$
Gia tốc cực đại của vật là: $a_{\max }=\omega A^2=4 \pi .5,54^2=385,68 \mathrm{~cm} / \mathrm{s}^2$
c) Thay $\mathrm{t}=0,4$ vào phương trình li độ:
$
x=5,54 \cos (4 \pi .0,4+0,45)=3,83 \mathrm{~cm}
$
Vậy tại thời điểm $\mathrm{t}=0,4 \mathrm{~s}$, vật ở vị trí li độ $\mathrm{x}=3,83 \mathrm{~cm}$.
d) Cơ năng dao động của con lắc là: $W=\frac{1}{2} m v_{\max }^2=\frac{1}{2} \cdot 0,2 \cdot 0,696^2=0,048 \mathrm{~J}$
e) Từ đề bài, ta có:
$
\begin{aligned}
& W_d=3 W_t \\
& \Rightarrow x= \pm \frac{A}{\sqrt{n+1}}= \pm \frac{5,54}{\sqrt{3+1}} \\
& \Rightarrow x= \pm 2,77 \mathrm{~cm}
\end{aligned}
$
Tại 4 vị trí tương ứng với li độ $x= \pm 2,77 \mathrm{~cm}$, con lắc có động năng gấp 3 lần thế năng.
CHƯƠNG I. SỰ ĐIỆN LI
Chương 4. Đại Cương Về Hóa Học Hữu Cơ
Chương III. Điện trường
Chuyên đề 1. Tập nghiên cứu và viết báo cáo về một vấn đề văn học trung đại Việt Nam
D
SBT Vật lí Lớp 11
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Vật lí lớp 11
SGK Vật lí 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Vật lí 11 - Chân trời sáng tạo
SGK Vật lí 11 - Cánh Diều
SBT Vật lí 11 - Chân trời sáng tạo
Tổng hợp Lí thuyết Vật lí 11
SBT Vật lí 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Vật lí 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Chuyên đề học tập Vật lí 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Chuyên đề học tập Vật lí 11 - Cánh Diều
SGK Vật lí Nâng cao Lớp 11
SGK Vật lí Lớp 11