1. Nội dung câu hỏi:
Cho 3 bản kim loại phẳng $A, B, C$ mang điện với bản $A$ và $C$ tích điện âm còn bản $B$ tích điện dương. Các bản được đặt song song nhau. Xem gần đúng điện trường giữa các bản kim loại là đều. Biết rằng khoảng cách giữa hai bản $A$ và $B$ là $d_1=3 \mathrm{~cm}$ còn khoảng cách giữa hai bản $B$ và $C$ là $d_2=5 \mathrm{~cm}$ như Hình 13.4. Chọn gốc điện thế tại bản B. Hãy xác định điện thế tại các bản $A$ và $C$ nếu cường độ điện trường giữa hai bản $A$ và $B, B$ và $C$ có độ lớn lần lượt là $E_1=200 \mathrm{~V} / \mathrm{m}$ và $E_2=600 \mathrm{~V} / \mathrm{m}$.
2. Phương pháp giải:
Vận dụng lí thuyết công của lực điện.
3. Lời giải chi tiết:
Vì bản $A$ và $C$ tích điện âm còn bản $B$ tích điện dương nên các vectơ cường độ điện trường $\overrightarrow{E_1}$ và $\overrightarrow{E_2}$ có chiều như hình bên.
Vì gốc điện thế được chọn tại bản $\mathrm{B}$ nên $V_{\mathrm{B}}=0 \mathrm{~V}$.
Điện thế tại bản $\mathrm{A}: U_{\mathrm{BA}}=V_{\mathrm{B}}-V_{\mathrm{A}}=0-V_{\mathrm{A}}=E_1 d_1=200.0,03=6 \mathrm{~V} \Rightarrow V_{\mathrm{A}}=-6 \mathrm{~V}$
Điện thế tại bản C: $U_{\mathrm{BC}}=V_{\mathrm{B}}-V_{\mathrm{C}}=0-V_{\mathrm{C}}=E_2 d_2=600.0,05=30 \mathrm{~V} \Rightarrow V_{\mathrm{C}}=-30 \mathrm{~V}$
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 2 môn Giáo dục kinh tế và pháp luật lớp 11
Unit 6: On the go
Chủ đề 9: Một số quyền tự do cơ bản của công dân
Chương 1. Mô tả dao động
Unit 14: Recreation - Sự giải trí
SBT Vật lí Lớp 11
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Vật lí lớp 11
SGK Vật lí 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Vật lí 11 - Chân trời sáng tạo
SBT Vật lí 11 - Cánh Diều
SGK Vật lí 11 - Cánh Diều
Tổng hợp Lí thuyết Vật lí 11
SBT Vật lí 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Vật lí 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Chuyên đề học tập Vật lí 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Chuyên đề học tập Vật lí 11 - Cánh Diều
SGK Vật lí Nâng cao Lớp 11
SGK Vật lí Lớp 11