Bài 13. Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Ngô – Đinh – Tiền Lê ( 939 – 1009 )
Bài 14. Công cuộc xây dựng đất nước thời Lý (1009 – 1225)
Bài 15. Công cuộc kháng chiến chống quân tống xâm lược của nhà Lý (1075 – 1077 )
Bài 16. Công cuộc xây dựng đất nước thời Trần (1226 – 1400)
Bài 17. Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược mông – Nguyên của nhà Trần (thế kỷ XIII)
Bài 18. Nhà Hồ và cuộc kháng chiến chống quân minh xâm lược (1400 – 1407)
Câu 1
Câu 1. Vương quốc Cam-pu-chia ra đời gắn liền với sự kiện nào sau đây?
A. Sự liên minh giữa các bản làng và mường cổ.
B. Vua Giay-a-vắc-man II lãnh đạo người Khơ-me giành lại độc lập.
C. Thủ lĩnh Pha Ngừm lãnh đạo người Khơ-me giành lại độc lập.
D. Người Gia-va hợp nhất Thuỷ Chân Lạp và Lục Chân Lạp
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu kỹ lại Bài 7 – SGK Lịch Sử 7
Lời giải chi tiết:
Năm 803, vua Giay-a-vắc-man II lãnh đạo người Khơ-me giành độc lập và thống nhất lãnh thổ. Kinh đô được chuyển lên vùng phía bắc Biển Hồ, mở ra giai đoạn phát triển mới của vương quốc Cam-pu-chia thời kỳ Ăng – co ( 802 – 1431 ).
Chọn B
Câu 2
Câu 2. Biểu hiện nào sau đây không phản ánh đúng sự phát triển của Cam-pu-chia thời Ăng-co?
A. Xây dựng nhà nước quân chủ chuyên chế tập quyền.
B. Trở thành một thể lực hùng mạnh ở Đông Nam Á.
C. Tiến hành chiến tranh, mở rộng ảnh hưởng đến Lào và Thái Lan.
D. Là vương quốc có phạm vi ảnh hưởng lớn nhất khu vực châu Á.
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu kỹ lại Bài 7 – SGK Lịch Sử 7
Lời giải chi tiết:
Thời Ăng-co, vương quốc cam-pu-chia xây dựng nhà nước quân chủ chuyên chế tập quyền, tiến hành chiến tranh, mở rộng phạm vi ảnh hưởng đến Lào và Thái Lan – trở thành một thế lực hùng mạnh ở Đông Nam Á.
Chọn D
Câu 3
Câu 3. Ý nào sau đây thể hiện sự phát triển về kinh tế của Cam-pu-chia thời Ăng-co?
A. Ngành kinh tế chủ đạo là khai thác lâm sản và nông nghiệp trồng lúa nước.
B. Thủ công nghiệp phát triển đa dạng, đặc biệt là làm đồ trang sức.
C. Hoạt động hàng hải phát triển với nhiều thuyền lớn.
D. Các công trình thuỷ lợi được xây dựng khắp nơi.
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu kỹ lại Bài 7 – SGK Lịch Sử 7
Lời giải chi tiết:
Về kinh tế, thời kỳ này ở Cam-pu-chia có nhiều thợ thủ công khéo tay, đặc biệt là trong các nghề làm đồ trang sức và chạm khắc trên đá.
Chọn B
Câu 4
Câu 4.
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu kỹ lại Bài 7 – SGK Lịch Sử 7
Lời giải chi tiết:
Lĩnh vực | Thành tựu |
Tôn giáo | - Thế kỉ X - XV, Hin-đu giáo đóng vai trò quan trọng - Từ thế kỉ XV, Phật giáo trở thành quốc giáo. |
Chữ viết | - Cư dân Cam-pu-chia sử dụng chữ Phạn và chữ Khơ-me |
Văn học | - Phát triển đa dạng, phong phú. - Tác phẩm tiêu biểu là: sử thi Riêm Kê và hệ thống các câu chuyện về tiền kiếp của Đức Phật (Ja-ta-ka) |
Kiến trúc, điêu khắc | - Có nhiều quần thể kiến trúc độc đáo như: Ăng-co Vát, Ăng-co Thom… |
Câu 5
Câu 5. Viết đoạn văn ngắn giới thiệu về đền Ăng-co Vát theo các gợi ý sau: thời gian xây dựng, những đặc điểm nổi bật, giá trị,...
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu kỹ lại Bài 7 – SGK Lịch Sử 7
Tham khảo thêm sách, tài liệu, video liên quan
Lời giải chi tiết:
- Quần thể kiến trúc Ăng-co Vát được xây dựng vào đầu thế kỉ XII, dưới thời trị vì của vua Su-ri-a-vác-man II.
- Ban đầu, Ăng-co Vát được xây dựng làm đền thờ Ấn Độ giáo của đế quốc Khơ-me, sau đó chuyển thành đền thờ Phật giáo vào cuối thế kỉ XII.
- Ăng-co Vát có sự kết hợp của hai đặc điểm cơ bản của kiến trúc Khơ-me là kiến trúc đền-núi và những dãy hành lang dài, hẹp.
Fun Time
Chương 3. Các hình khối trong thực tiễn
Unit 5: Achieve
Chủ đề 1: Rèn luyện thói quen
Chủ đề 8: Khám phá thế giới nghề nghiệp
SBT Lịch sử và Địa lí - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Địa lí lớp 7
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Lịch sử lớp 7
SBT Lịch sử và Địa lí - Kết nối tri thức Lớp 7
SGK Lịch sử và Địa lí - Cánh Diều Lớp 7
SGK Lịch sử và Địa lí - Chân trời sáng tạo Lớp 7
SGK Lịch sử và Địa lí - Kết nối tri thức Lớp 7