Cho hai tia Ax, By chéo nhau và vuông góc với nhau, AB là đường vuông góc chung, AB = a. Lấy các điểm C và D lần lượt thuộc Ax, By.
LG a
Xác định tâm và bán kính mạt cầu ngoại tiếp tứ diện ABCD theo a, b, c ở đó b = AC, c = BD.
Lời giải chi tiết:
Vì \(AC \bot AB,AC \bot BD\) nên \(AC \bot AD.\)
Tương tự như trên, ta có \(CB \bot BD\)
Vậy CD là đường kính của mặt cầu ngoại tiếp tứ diện ABCD.
Dễ thấy \(C{D^2} = C{A^2} + A{B^2} + B{D^2}\)
\(={a^2} + {b^2} + {c^2}\)
Vậy tâm mặt cầu ngoại tiếp tứ diện ABCD là trung điểm của CD và bán kính mặt cầu bằng \({1 \over 2}\sqrt {{a^2} + {b^2} + {c^2}} .\)
LG b
Khi C, D thay đổi trên Ax, By sao cho AC + BD = CD, chứng tỏ rằng CD luôn tiếp xúc với mặt cầu đường kính AB.
Lời giải chi tiết:
Gọi C1 là điểm thuộc tia đối của tia Ax sao cho AC1 = BD.
Gọi O là trung điểm của AB thì
\(\eqalign{ & OC_1^2 = AC_1^2 + {{A{B^2}} \over 4}, \cr & O{D^2} = BD^2 + {{A{B^2}} \over 4}, \cr} \)
Do đó OC1 = OD.
Mặt khác CD = AC + BD, từ đó CD = CC1.
Vậy hai tam giác OC1C và ODC bằng nhau, suy ra OA = OH (trong đó OA, OH lần lượt là đường cao của hai tam giác đó).
Điều này khẳng định khoảng cách từ O đến CD bằng \({{AB} \over 2}\), tức là mặt cầu đường kính AB tiếp xúc với CD.
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 12
Chương 8: Phân biệt một số chất vô cơ
Câu hỏi tự luyện Sử 12
GIẢI TÍCH SBT - TOÁN 12 NÂNG CAO
Tải 10 đề kiểm tra 45 phút - Chương 2 – Hóa học 12