Chuyên trang tổng hợp đề và đáp án
Câu hỏi:Trình bày nguyên nhân bùng nổ chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918). Vì sao nói đây là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa?
Câu hỏi được lấy trong đề: Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Lịch sử lớp 11 - Bắc Ninh năm 2022-2023
Câu 1:Cuối thế kỉ XIX, các nước Đông Dương trở thành thuộc địa của
Câu 1:Nội dung nào sau đây không có trong cuộc Duy tân Minh Trị?
Câu 2:Đảng Quốc đại (thành lập năm 1885) là chính đảng của giai cấp nào ở Ấn Độ ?
Câu 3:Theo Hiến pháp năm 1889, Nhật Bản theo chế độ
Câu 4:Với Trung Quốc, cách mạng Tân Hợi (năm 1911) đã thực hiện được nhiệm vụ nào sau đây?
Câu 5:Những nước thực dân nào chiếm nhiều thuộc địa nhất ở Châu Phi?
Câu 6:Một trong những điểm giống nhau trong phong trào đấu tranh giành độc lập ở châu Phi và Mĩ la tinh thế kỉ XIX là
Câu 7:Cuối thế kỉ XIX, cuộc khởi nghĩa nào được xem là biểu tượng về liên minh chiến đấu của nhân dân hai nước Việt Nam và Campuchia?
Câu 8:Hạn chế trong mục tiêu đấu tranh của tổ chức Trung Quốc Đồng minh hội là
Câu 9:Chiến trường chính của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) nằm ở
Câu 10:Ý nào sau đây không phải tác động từ việc chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ và lan rộng (1914-1918) đến tình hình châu Âu?
Câu 11:Ngoại cảnh chung nào đã tác động dẫn đến cuộc Duy tân ở Nhật Bản và cải cách ở Xiêm vào thế kỉ XIX?
Câu 12:Hoàn thành bảng kiến thức về cuộc Duy tân Minh Trị theo mẫu sau đây:
- Sự phát triển không đều về kinh tế và chính trị của chủ nghĩa tư bản cuối XIX đầu XX đã làm thay đổi sâu sắc tương quan lực lượng giữa các đế quốc:
+ Các đế quốc "già" (Anh, Pháp) có hệ thống thuộc địa rộng lớn.
+ Các đế quốc "trẻ" (Đức, Mĩ Nhật) không có hoặc có rất ít thị trường, thuộc địa.
- Mâu thuẫn giữa các đế quốc về vấn đề thuộc địa ngày càng sâu sắc, nhiều cuộc chiến tranh cục bộ nhằm tranh giành thuộc địa đã diễn ra: Chiến tranh Anh - Bô-ơ (1899 - 1902), chiến tranh Nga - Nhật (1904 - 1905),...
- Đức là kẻ hung hăng nhất, thái độ của Đức khiến quan hệ quốc tế ở châu Âu ngày càng căng thẳng.
- Đầu thế kỉ XX, ở châu Âu đã hình thành hai khối quân sự đối đầu nhau:
+ Phe Liên minh: Đức - Italia - Áo-Hung.
+ Phe Hiệp ước: Anh - Pháp - Nga.
- Mâu thuẫn giữa các nước về vấn đề thuộc địa là nguyên nhân cơ bản dẫn đến chiến tranh.
- 28/6/1914, Thái tử Áo - Hung bị ám sát tại Xéc-bi $\Rightarrow$ giới quân phiệt Đức, Áo chớp cơ hội đó để gây chiến tranh.
Nói đây là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa vì:
+ Đây là cuộc chiến tranh của các đế quốc do mâu thuẫn về vấn đề thuộc địa.
+ Nhằm phân chia lại thế giới, cướp đoạt thuộc địa của các đế quốc.
+ Chỉ mang lại nguồn lợi cho một bộ phận tư sản cầm quyền, còn nhân dân lao động và nhân dân thuộc địa càng thêm khốn khổ.