Chuyên trang tổng hợp đề và đáp án
Câu hỏi:Trình bày những nét chính về nguyên nhân, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của Phong trào Ngũ tứ ở Trung Quốc (1919).
Câu hỏi được lấy trong đề: Đề kiểm tra giữa học kỳ II môn Lịch sử lớp 11 - năm 2022-2023 - Đề 4
Câu 1:Lãnh đạo phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc của nhân dân Án
Độ trong những năm 1918 - 1929 là
Câu 1:Cuộc khởi nghĩa lớn nhất và kéo dài nhất của nhân dân Lào chống lại
ách cai trị của thực dân Pháp ở cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là
Câu 2:Tư tưởng đấu tranh hòa bình, bất bạo động của M.Gan-đi được các
tầng lớp nhân dân Án Độ hưởng ứng vì
Câu 3:Đặc điểm lớn nhất của phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở
các nước Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất là
Câu 4:Nội dung nào dưới đây phản ánh không đúng về Chiến tranh thế giới
thứ hai (1939 - 1945)?
Câu 5:Nội dung nào không phản ánh đúng điểm tương đồng giữa hai cuộc
chiến tranh thế giới?
Câu 6:Trình bày nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945). Có đúng hay không khi cho rằng "Các nước Anh, Pháp, Mĩ phải chịu một phần trách nhiệm về sự bùng nổ của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai "?
a. Nguyên nhân
- Dưới ách áp bức của đế quốc, phong kiến, đời sống của các tầng lớp nhân
dân Trung Quốc lâm vào tình trạng khổ cực, bần cùng.
- Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga (1917) đã cổ vũ mạnh mẽ nhân
dân Trung Quốc đứng lên đấu tranh giành độc lập, tự do.
- Tại hội nghị Véc-xai (1919 - 1920), các nước đế quốc chuyển giao chủ quyền tỉnh Sơn Đông của Trung Quốc từ tay Đức sang tay Nhật Bản.
Phong trào đấu tranh chống đế quốc, chống phong kiến của nhân dân Trung Quốc bùng lên mạnh mẽ.
b. Diễn biến chính
- Phong trào Ngũ tứ bùng nổ ngày 4 - 5 - 1919, mở đầu bằng cuộc biểu tình
của 3000 học sinh, sinh viên yêu nước ở Bắc Kinh.
- Phong trào đã nhanh chóng lan rộng ra khắp 22 tỉnh, 150 thành phố trong
cả nước.
- Phong trào đấu tranh lôi cuốn đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia,
đặc biệt là giai cấp công nhân, nông dân.
c. Kết quả
Chính quyền Trung Hoa dân quốc buộc phải thả những người bị bắt và từ chối kí vào Hòa ước Véc-xai phong trào Ngũ tứ giành thắng lợi.
d. Ý nghĩa
- Mở đầu cao trào cách mạng chống đế quốc và chống phong kiến ở Trung
Quốc.
- Đánh dấu bước chuyển của cách mạng Trung Quốc từ cách mạng dân chủ
tư sản kiểu cũ sang cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.
- Tạo điều kiện truyền bá chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào Trung Quốc.