avatar
Loan Tran

3 giờ trước

Hãy làm 1 bài báo cáo về tác phẩm độc tiểu thanh kí của nguyên du gồm những câu hỏi sau -

Trả lời câu hỏi của Loan Tran

Làm sao để có câu trả lời hay nhất?

  • Luôn có GIẢI THÍCH các bước giải
  • Không copy câu trả lời của Timi
  • Không sao chép trên mạng
  • Không spam câu trả lời để nhận điểm
  • Spam sẽ bị khóa tài khoản
CÂU TRẢ LỜI
avatar
Timi

3 giờ trước

Trợ lý học tập AI - Câu trả lời này chỉ mang tính tham khảo
Nguyễn Du là một đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới đồng thời cũng là nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn của dân tộc. Ông để lại sự nghiệp sáng tác đồ sộ với nhiều tác phẩm có giá trị đặc biệt là "Độc Tiểu Thanh ký". Bài thơ thể hiện niềm thương cảm sâu sắc của Nguyễn Du trước số phận bi thảm của người phụ nữ tài hoa bạc mệnh và những suy ngẫm của ông về cuộc đời, nghệ thuật.

"Tây Hồ hoa uyển tẫn thành khư
Độc điếu song tiền nhất chỉ thư"
(Tây hồ cảnh đẹp hóa gò hoang
Thổn thức bên song mảnh giấy tàn)

Hai câu thơ đầu gợi ra hình ảnh Tây Hồ tươi đẹp trong quá khứ. Câu thơ dịch đã làm mờ nhạt ý nghĩa phá tan quy luật tự nhiên của tạo hóa: Cảnh đẹp Tây Hồ nay đã trở thành bãi hoang đổ nát. Từ "tận" nhấn mạnh sự biến đổi không lường trước được của thời gian, của hoàn cảnh. Sự biến thiên ấy khiến cho con người ta phải thổn thức, xót xa khi chứng kiến cảnh đẹp bị hủy hoại theo năm tháng. Hình ảnh "mảnh giấy tàn" ở đây chính là phần dư cảo của tập thơ "phần dư" còn sót lại của nàng Tiểu Thanh. Hai câu thơ mang đến cho chúng ta cái nhìn đầy ám ảnh về sự thay đổi của thời gian, của xã hội. Nó khiến cho người đọc liên tưởng tới thân phận bé nhỏ của con người giữa dòng đời vô thủy vô chung.

"Chi phấn hữu thần liên tử hậu
Văn chương vô mệnh lụy phần dư"
(Son phấn có thần chôn vẫn hận
Văn chương không mệnh đốt còn vương)

Hình ảnh "son phấn" tượng trưng cho vẻ đẹp của người phụ nữ, "văn chương" là những tác phẩm nghệ thuật mà nàng đã từng sáng tác. Tác giả sử dụng từ "thần", "mệnh" để nói lên quan niệm về số phận con người. Son phấn có thần chắc nó phải giận người vì bời khi còn sống nàng bị giam hãm, bị chà đạp cả về thể xác lẫn tinh thần. Khi chết đi, nàng vẫn bị người chồng đốt hết những trang viết của mình. Đó là minh chứng rõ ràng nhất cho chế độ phong kiến hà khắc, coi trọng quyền uy của đàn ông và xem thường vai trò, địa vị của người phụ nữ trong xã hội. Những trang viết của nàng dù không có tội tình gì nhưng cũng bị đem ra thiêu rụi. Qua đó, ta thấy được thái độ bất bình, căm phẫn của Nguyễn Du đối với chế độ phong kiến thối nát.

"Cổ kim hận sự thiên nan vấn
Phong vận kì oan ngã tự cư"
(Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi
Cái án phong lưu khách tự mang)

Nhà thơ đã đặt mình vào mối oán hận truyền kiếp của những người phụ nữ tài hoa bạc mệnh. Nỗi hờn kim cổ ấy như xoáy sâu vào tâm can của những người phụ nữ hồng nhan đa truân. Họ không cam chịu, họ phản kháng quyết liệt bằng cách mượn rượu giải sầu. Nhưng càng uống thì nỗi buồn lại càng dâng cao. Càng uống thì nỗi đau lại càng nhức nhối. Vậy nên mới có chuyện Tú Xương đã từng viết:

"Bả tai đừng lấy làm chơi
Chồng chửi chớ có kêu trời, nghe con!"

Trong hai câu luận này, Nguyễn Du đã trực tiếp bộc lộ nỗi lòng của bản thân. Ông băn khoăn, trăn trở về cuộc đời của những người phụ nữ tài hoa bạc mệnh. Và rồi ông nhận ra rằng đó không chỉ là nỗi oan của riêng ai mà là nỗi oan của một kiếp hồng nhan, của một lớp người trong xã hội.

"Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?"
(Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa
Người đời ai khóc Tố Như chăng?)

Ba trăm năm là khoảng thời gian dài, đủ để mọi thứ phai mờ dần trong trí nhớ của con người. Thế nhưng, ba trăm năm sau liệu rằng có ai còn nhớ đến Nguyễn Du? Liệu rằng có ai còn khóc thương cho số phận của người nghệ sĩ hay không? Câu hỏi tu từ vang lên cuối bài thơ như lời dự cảm của Nguyễn Du về tương lai của chính mình. Ông lo lắng cho số phận hẩm hiu của bản thân, lo lắng cho việc mai sau sẽ chẳng ai hiểu được nỗi lòng của mình. Điều đó cho thấy tấm lòng nhân đạo cao cả của Nguyễn Du. Ông luôn trân trọng, nâng niu những giá trị tốt đẹp của con người.

Bài thơ "Đọc Tiểu Thanh ký" đã thể hiện được tư tưởng nhân đạo sâu sắc của Nguyễn Du. Đồng thời qua đó, ta cũng thấy được tầm vóc vĩ đại của đại thi hào dân tộc.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
0/5 (0 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận
avatar
level icon
Sky Abbey

3 giờ trước

Loan Tran

Trong gia tài thi ca phong phú của đại thi hào dân tộc Nguyễn Du, bộ phận thơ chữ Hán có vai trò khá đặc biệt. Đó là những bài mà Nguyễn Du có thể trực tiếp bộc lộ những tâm tư, tình cảm; bày tỏ những day dứt trăn trở của mình. Trong bài thơ "Độc Tiểu Thanh ký" những tâm sự ấy của Nguyễn Du lại có được sự tương đồng, gần gũi với cuộc đời, số phận tài sắc mà bất hạnh của Tiểu Thanh. Bởi vậy bài thơ là sự kết hợp hài hoà giữa nỗi thương người và sự thương mình, giữa sự xót thương cho kiếp người mệnh bạc và lòng trân trọng ngợi ca những phẩm chất cao đẹp của con người. Đó cũng là một phương diện quan trọng, sâu sắc trong chủ nghĩa nhân đạo của Nguyễn Du.

Trong thơ văn trung đại, không phải ít hình ảnh những người phụ nữ "tài hoa bạc mệnh", là nạn nhân của cái quy luật "hồng nhan đa truân". Người cung nữ của Nguyễn Gia Thiều đa tài là thế:

Câu cẩm tú đàn anh họ Lý

Nét đan thanh bậc chị chàng Vương"

và: "Cờ tiên, rượu thánh ai đang

Lưu Linh, Đế Thích là làng tri âm

Nhưng rồi rốt cuộc cũng chỉ bị nhốt nơi cung cấm mà nuối tiếc quá khứ, chán nản hiện tại và lo sợ cho tương lai. Tuy nhiên, phải nói rằng chỉ đến Nguyễn Du mới xuất hiện cả một lớp người mang trọn cái số kiếp bạc mệnh ấy: Kiều, Đạm Tiên, người ca nữ đất Long Thành.... Số phận của họ nằm trong mạch cảm hứng chung của Nguyễn Du và thể hiện tấm lòng nhân đạo bao la ở ông. Bởi thế dễ hiểu vì sao cuộc đời Tiểu Thanh - một người con gái xa về thời gian, cách về không gian lại nhận được sự cảm thông sâu sắc như thế từ nhà thơ. Tiểu Thanh cũng đầy đủ tài hoa, nhan sắc, nhất là tài hoa văn chương, thơ phú. Cuộc đời cuối cùng cũng vùi chôn trong nấm mồ khi đang độ xuân xanh tuổi trẻ. Phần tinh hoa để lại cho đời cũng tiêu tan chỉ vì cái lòng ghen tuông ích kỷ, tàn ác của người vợ cả. Sự biến đổi đau thương ấy của cuộc đời nàng như được hiện hữu trong cảnh vật :

Hồ Tây cảnh đẹp hoá gò hoang

Thổn thức bên song mảnh giấy tàn

Trong nguyên văn, Nguyễn Du dùng chữ "tận" như muốn xóa sạch mọi dấu vết của cảnh đẹp Tây Hồ, tô đậm thêm ấn tượng hoang vắng, tàn tạ của gò hoang. Sự biến đổi tang thương của cảnh gợi mối thương tâm đến người. Cảnh đẹp Tây Hồ giờ chỉ còn gò hoàng cũng như tất cả những gì còn lại của Tiểu Thanh tài sắc chỉ là một mảnh giấy tàn, là phần dư cảo. Nhưng chỉ từng ấy thôi cũng đủ để nhà thơ một mình thương cảm, xót xa mà khóc cho đời hồng nhan. Tiểu Thanh trong đời thực 300 năm trước cũng như nàng Kiều, người ca nữ đất Long Thành đều phải hứng chịu:

Rằng: Hồng nhan tự thuở xưa

Cái điều bạc mệnh có chừa ai đâu

(Truyện Kiều)

Tài sắc của những con người ấy thì được ngợi ca là những giá trị tinh thần cao đẹp nhưng bản thân họ thì lại bị đày đọa, chà đạp. Nguyễn Du với tấm lòng nhân đạo bao la sâu sắc của mình đã thể hiện một sự đồng cảm, xót thương hết sức chân thành với số phận Tiểu Thanh. Đây là một nét mới mẻ trong Chủ nghĩa nhân đạo Nguyễn Du. Đối tượng mà Nguyễn Du thương cảm, quan tâm không chỉ là "thập loại chúng sinh" đói nghèo đau khổ. Rất nhiều tình cảm của ông hướng về những kẻ tài hoa.

Chính số kiếp của Tiểu Thanh tạo nên cái mối hận ngàn năm để Nguyễn Du nhắc đến trong hai câu luận:

Mối hờn kim cổ trời khôn hỏi

Cái án phong lưu khách tự mang

Mối hận ấy hỏi trời không thấu, hỏi đất không hay, chỉ có những kẻ cùng hội cùng thuyền là có thể cùng nhau than thở. Nguyễn Du tự nhận mình cũng mắc cái nỗi oan kỳ lạ vì nết phong nhã tài hoa. Nói cách khác sự đồng cảm lớn lao của Nguyễn Du dành cho Tiểu Thanh có được bởi Nguyễn Du là người đồng cảnh. Lòng thương người khởi phát từ sự thương mình nên càng chân thực và sâu sắc. Đúng như Mộng Liên Đường chủ nhân Nguyễn Đăng Tuyến từng nhận xét rằng: "Thúy Kiều khóc Đạm Tiên, Tố Như tử làm truyện Thúy Kiều, việc tuy khác nhau mà lòng thì là một, người đời sau thương người đời nay, người đời nay thương người đời xưa, hai chữ tài tình thật là cái mối thông luỵ của bọn tài tử khắp trong gầm trời và suốt cả xưa nay vậy". Quả thực cái sự vô tình, trớ trêu của tạo hoá với những kẻ tài năng đã trở thành mối hận của muôn đời và khắp chốn.

Như vậy, tình thương của Nguyễn Du đối với Tiểu Thanh là tình cảm của những người tuy xa cách về hoàn cảnh nhưng lại tương đồng trong cảnh ngộ. Từ nỗi thương mình mà xót xa cho người. Và từ sự thương cảm cho người lại tiếp tục gợi lên bao băn khoăn, day dứt cho kiếp mình. Bởi một lẽ, Tiểu Thanh rốt cuộc còn có được một Nguyễn Du tri âm tri kỷ rỏ lệ xót xa. ít hay nhiều linh hồn văn chương, nhan sắc, tài hoa "hữu thần" ấy còn có được sự an ủi. Nhưng còn Nguyễn Du, cũng là kẻ "tài tử đa cùng" lắm sự lận đận gian nan thì 300 năm sau biết còn ai trong thiên hạ tưởng nhớ, tiếc thương. Đó là cái tâm sự băn khoăn không thể có lời giải đáp mà chỉ nhờ qua trường hợp Tiểu Thanh, Nguyễn Du mới có cơ hội suy ngẫm và gửi gắm.

Bài thơ có kết cấu đặc biệt: hai câu đầu là cảnh vật, sự kiện, còn 6 câu sau nặng một khối tình. Khối tình ấy xét riêng ra thì là sự xót xa cho số kiếp Tiểu Thanh và những băn khoăn về cuộc đời chính tác giả. Nhưng ở tầng sâu khái quát nó là nỗi niềm của cả một lớp kẻ sĩ tài hoa, tài tử mà nhân ái bao la.

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
0/5 (0 đánh giá)
thumb up 1
thumb down
0 bình luận
Bình luận

Nếu bạn muốn hỏi bài tập

Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút

Ảnh ads

CÂU HỎI LIÊN QUAN

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved