Hà Nội không chỉ là thủ đô và trung tâm chính trị của Việt Nam, mà còn là một địa danh lịch sử gắn với nhiều đau thương mất mát của chiến tranh, gắn với những mốc son không thể phai nhòa. Với người dân Hà Nội và cả người dân Việt Nam, Hà Nội luôn gợi lên những hình ảnh đẹp đẽ. Nước ta có rất nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, từng vùng miền, mỗi tỉnh đều có những danh lam nổi tiếng và mang những nét đặc trưng riêng. Trong số đó, Hồ Gươm là một trong những danh lam thắng cảnh đẹp, không thể bỏ qua khi đến Hà Nội du lịch. Hồ Gươm không chỉ đẹp về cảnh vật, với mực nước hồ xanh biếc và bóng liễu thướt tha, mà còn mang trong mình lịch sử đấu tranh anh dũng của nhân dân ta. Hồ Gươm là một trong những danh lam thắng cảnh tự hào của người Hà Nội.
Trong lòng Thủ đô Hà Nội, thành phố văn hiến ngàn năm với tôn chỉ hòa bình, ba biểu tượng nổi tiếng của Tháp Rùa, Đài Nghiên và Tháp Bút đã trở thành biểu tượng cho nền văn hóa lâu đời của đất nước. Hồ Hoàn Kiếm với những biểu tượng này đã trở thành trái tim của Thủ đô. Hồ Gươm không chỉ là một địa điểm du lịch tô điểm cho vẻ đẹp của Thủ đô Hà Nội, mà còn là một dấu ấn tiêu biểu của lịch sử lâu đời và văn hóa của đất nước. Để đến Hồ Gươm, du khách có thể đi từ nhiều con đường khác nhau như Hàng Bài, Tràng Thi, Hàng Khay hay các khu phố cổ. Nằm ở trung tâm quận Hoàn Kiếm, Hồ Gươm là nơi kết nối giữa các phố cổ và khu phố Tây được người Pháp quy hoạch cách đây hơn một thế kỷ. Hồ Gươm chính là một dòng chảy còn sót lại của sông Hồng. Truyền thuyết kể rằng khi Lê Lợi khởi nghĩa ở Lam Sơn (Thanh Hóa) có một người đánh cá là Lê Thận (sau khi gia nhập nghĩa quân Lam Sơn) đã kéo được một lưỡi gươm, sau đó Lê Lợi lại nhặt được chuôi gươm ở trên cây, khi ghép chuôi gươm và lưỡi gươm lại thành thanh gươm, đặt tên là "Thuận Thiên" có nghĩa là "thuận theo ý trời". Gươm báu đã theo Lê Lợi trong suốt thời gian kháng chiến chống giặc Minh. Khi lên ngôi về đóng đô ở Thăng Long, trong một lần nhà vua đi chơi thuyền ở hồ Lục Thủy, bỗng một con rùa xuất hiện, nổi lên khỏi mặt nước. Lê Thái Tổ rút gươm khỏi vỏ, giơ gươm ra thì gươm bay về phía con rùa. Rùa ngậm gươm lặn xuống đáy hồ. Chắc hẳn ai cũng biết hồi tháng 5 âm lịch 2010, khi Hà Nội kỷ niệm 583 năm vua Lê chiến thắng giặc Minh, chúng ta đã được chứng kiến hình ảnh Cụ Rùa bò lên mặt nước... Tất cả mọi người đều ngỡ ngàng và càng tin hơn vào sự linh thiêng của Hồ Gươm - viên ngọc xanh giữa lòng Thủ đô này... Hồ Gươm đã chảy vào sông Hồng từ hàng trăm năm trước, là một nhánh nhận nước của sông Hồng, chạy dài qua các phố Hàng Đào, Hai Bà Trưng, Lí Thường Kiệt, Hàng Chuối,... Tuy nhiên, khi Pháp cai trị Việt Nam vào thế kỷ XIX, sông Hồng đổi dâng dần dần làm cho Hồ Gươm trở thành một con sông nhỏ chỉ chạy qua Hàm Cá Mập (bến tàu điện một thời). Để qua sông, người Pháp đã xây một chiếc cầu bằng gỗ và dần san đất, tạo nên phố cầu Gỗ như hiện nay. Trải qua nhiều thăng trầm trong lịch sử, Hồ Gươm đã được đổi tên nhiều lần. Trước đây, vì nước hồ quanh năm xanh biếc, Hồ Gươm được gọi là Hồ Lục Thủy. Sau đó, nó được gọi là Tả Vọng để phân biệt với Hữu Vọng. Khi Thăng Long được chọn làm kinh đô, hồ được sử dụng làm nơi tập luyện của thủy quân. Truyền thuyết kể rằng vào thế kỷ XV, hồ được đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm, liên quan đến việc Rùa Vàng trả lại thanh gươm cho vua Lê Lợi, kết thúc chiến tranh chống lại sự xâm lược của giặc Minh vào năm 1427.