Admin FQA
15/12/2023, 13:38
Phản ứng điện phân nóng chảy: CaCl2 hay CaCl2 ra Ca hoặc CaCl2 ra Cl2 thuộc loại phản ứng oxi hóa khử, phản ứng điện phân nóng chảy đã được cân bằng chính xác và chi tiết nhất. Bên cạnh đó là một số bài tập có liên quan về CaCl2 có lời giải, mời các bạn đón xem:
CaCl2 Ca + Cl2
Với phản ứng này, cách lập phương trình hoá học bằng phương pháp nhẩm đại số rất đơn giản, do đó bài viết này sẽ hướng dẫn các bạn cách lập theo phương pháp thăng bằng electron.
Bước 1: Xác định các nguyên tử có sự thay đổi số oxi hóa, từ đó xác định chất oxi hóa, chất khử:
CaCl2 vừa là chất khử vừa là chất oxi hóa
Bước 2: Biểu diễn quá trình oxi hóa, quá trình khử
- Quá trình oxi hóa:
- Quá trình khử:
Bước 3: Tìm hệ số thích hợp cho chất khử và chất oxi hóa
Bước 4: Điền hệ số của các chất có mặt trong phương trình hóa học. Kiểm tra sự cân bằng số nguyên tử của các nguyên tố ở hai vế.
CaCl2 Ca + Cl2
- Phản ứng điện phân nóng chảy xảy ra trong bình điện phân, với điện cực trơ.
- Ở anot (+) xảy ra quá trình oxi hóa, catot (-) xảy ra quá trình khử.
- CaCl2 khan,
Xuất hiện chất rắn màu trắng là Ca và có khí màu vàng lục, mùi hắc thoát ra.
a. Một số muối clorua
- Muối của axit clohiđric được gọi là muối clorua.
- Công thức tổng quát: MCln.
Trong đó:
+ M là kim loại hoặc NH4+
+ n là hóa trị tương ứng của M
- Đa số các muối clorua tan nhiều trong nước trừ một số muối không tan như AgCl và ít tan như CuCl; PbCl2 …
- Muối clorua có nhiều ứng dụng quan trọng, ví dụ:
+ NaCl: làm muối ăn, bảo quản thực phẩm, là nguyên liệu quan trọng cho ngành công nghiệp hóa chất …
+ KCl: dùng làm phân kali.
+ ZnCl2: chống mục gỗ.
+ AlCl3: chất xúc tác trong tổng hợp hữu cơ.
+ CaCl2: dùng trừ sâu bệnh trong nông nghiệp.
b. Nhận biết ion clorua
- Để nhận biết ion clorua (Cl-) có thể dùng thuốc thử là dung dịch AgNO3 do tạo thành AgCl kết tủa trắng, kết tủa này không tan trong các axit mạnh.
- Phương trình hóa học minh họa:
AgNO3 + CaCl2 → AgCl↓ + Ca(NO3)2
AgNO3 + HCl → AgCl↓ + HNO3
Câu 1: Trong tự nhiên muối natri clorua có nhiều trong
A. Nước mưa
B. Nước sông
C. Nước giếng
D. Nước biển
Hướng dẫn giải:
Đáp án D
NaCl có nhiều trong tự nhiên, dưới dạng hòa tan trong nước biển.
Câu 2: Hòa tan 14,625 gam NaCl vào nước thu được 200 ml dung dịch. Dung dịch tạo thành có nồng độ mol là
A. 0,75M
B. 1,12M
C. 0,50M
D. 1,25M
Hướng dẫn giải:
Đáp án D
200 ml = 0,2 lít
Số mol của NaCl là: nNaCl = 0,25 mol
Nồng độ mol dung dịch tạo thành là: CM = = 1,25M
Câu 3: Muối nào có thể điều chế bằng phản ứng của dung dịch muối cacbonat với dung dịch axit clohidric?
A. KNO3
B. ZnSO4
C. CaCO3
D. CaCl2
Hướng dẫn giải:
Đáp án D
Muối có thể điều chế bằng phản ứng của dung dịch muối cacbonat với dung dịch axit clohidric là CaCl2.
CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O
Câu 4: Hoà tan 40 gam muối ăn vào 160 gam nước thu được dung dịch có nồng độ là
A. 10%
B. 15%
C. 20%
D. 25%
Hướng dẫn giải:
Đáp án C
Nồng độ dung dịch thu được là:
C% = = 20%
Câu 5: Hòa tan hết CaCO3 cần vừa đủ 100 ml dung dịch HCl 2M, sau phản ứng thu được khối lượng muối là
A. 8,6 gam
B. 9,8 gam
C. 10,2 gam
D. 11,1 gam
Hướng dẫn giải:
Đáp án D
Số mol HCl là: nHCl = 0,2 mol
Phương trình phản ứng:
Theo phương trình phản ứng ta có: = 0,1 mol
Khối lượng CaCl2 là: = 0,1.111 = 11,1 gam.
Câu 6: Phương trình hóa học nào sau đây đúng?
A. CaCO3 + HCl → CaCl2 + CO + H2O
B. CaCO3 + HCl → CaO + Cl2 + H2O
C. CaCO3 + HCl → Ca(OH)2 + CO2 + HCl
D. CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O
Hướng dẫn giải:
Đáp án D
Phương trình hóa học viết đúng là: CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O
Câu 7: Nếu chỉ dùng dung dịch KOH thì có thể phân biệt được hai chất trong mỗi cặp chất nào sau đây?
A. Dung dịch K2SO4 và dung dịch BaCl2
B. Dung dịch K2SO4 và dung dịch KCl
C. Dung dịch K2SO4 và dung dịch Fe2(SO4)3
D. Dung dịch K2SO4 và dung dịch K2CO3
Hướng dẫn giải:
Đáp án C
Khi cho KOH vào hai dung dịch:
+ Chỉ Fe2(SO4)3 xuất hiện kết tủa nâu đỏ
Phương trình phản ứng:
6KOH + Fe2(SO4)3 → 2Fe(OH)3 ↓ + 3K2SO4
+ K2SO4 không có hiện tượng.
Câu 8: Hãy cho biết muối nào có thể điều chế bằng phản ứng của kim loại với dung dịch axit HCl loãng?
A. CaCl2
B. ZnCl2
C. NaCl
D. CuCl2
Hướng dẫn giải:
Đáp án B
Phương trình phản ứng:
Zn +2 HCl → ZnCl2 + H2
Chú ý: Cu không phản ứng với HCl loãng nên không điều chế CuCl2 bằng cách này.
Câu 9: Trộn 33,6 gam KOH với dung dịch FeCl3 dư, sau phản ứng thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 20,6 gam
B. 21,4 gam
C. 22,2 gam
D. 23,6 gam
Hướng dẫn giải:
Đáp án B
Số mol KOH là: nKOH = 0,6 mol
Phương trình phản ứng:
Số mol Fe(OH)3 là: = 0,2 mol
Vậy khối lượng Fe(OH)3 là: m = 0,2.107 = 21,4 gam.
Câu 10: Dung dịch tác dụng được với Fe(NO3)2 và CuCl2 là
A. Dung dịch AgNO3
B. Dung dịch HCl
C. Dung dịch BaCl2
D. Dung dịch NaOH
Hướng dẫn giải:
Đáp án D
Dung dịch tác dụng được với Fe(NO3)2 và CuCl2 là dung dịch NaOH.
Phương trình phản ứng:
Xem thêm các phương trình hóa học hay khác: