Admin FQA
15/12/2023, 13:38
Phản ứng C3H6 + Br2 hoặc CH2=CH–CH3 + Br2 hay CH2=CH–CH3 ra CH2Br–CHBr–CH3 thuộc loại phản ứng cộng đã được cân bằng chính xác và chi tiết nhất. Bên cạnh đó là một số bài tập có liên quan về C3H6 có lời giải, mời các bạn đón xem:
CH2 = CH – CH3 + Br2 → BrCH2 – CHBr – CH3
- Phản ứng xảy ra ngay điều kiện thường.
- Màu của dung dịch brom nhạt dần.
- Sục khí propilen vào ống nghiệm chứa sẵn dung dịch brom.
5.1. Phản ứng cộng
a) Phản ứng cộng hiđro (Phản ứng hiđro hoá)
b) Phản ứng cộng halogen (Phản ứng halogen hoá)
- Anken làm mất màu của dung dịch brom.
→ Phản ứng này dùng để nhận biết anken.
Thí dụ:
CH2 = CH2 + Br2 → Br–CH2–CH2–Br
c) Phản ứng cộng HX (X là OH, Cl, Br,…)
Cộng nước
Thí dụ:
CH2 = CH2 + H – OH CH3 – CH2 – OH
Cộng axit HX
Thí dụ:
CH2 = CH2 + HCl → CH3 – CH2 – Cl
- Đối với các anken có cấu tạo không đối xứng khi tác dụng với HX có thể sinh ra hỗn hợp hai sản phẩm.
Thí dụ:
* Quy tắc Mac-côp-nhi-côp: Trong phản ứng cộng HX (axit hoặc nước) vào liên kết C = C của anken, H (phần mang điện tích dương) cộng vào C mang nhiều H hơn, X (hay phần mang điện tích âm) cộng vào C mang ít H hơn.
5.2. Phản ứng trùng hợp
- Phản ứng trùng hợp là quá trình kết hợp liên tiếp nhiều phân tử nhỏ giống nhau hoặc tương tự nhau tạo thành phân tử lớn gọi là polime.
- Số lượng mắt xích trong một phân tử polime gọi là hệ số trùng hợp, kí hiệu n.
Thí dụ: Trùng hợp etilen
5.3. Phản ứng oxi hoá
a) Oxi hoá hoàn toàn
CnH2n + O2 nCO2 + nH2O
⇒ Đốt cháy hoàn toàn anken thu được
b) Oxi hoá không hoàn toàn
Anken làm mất màu dung dịch KMnO4 ⇒ Dùng để nhận biết anken.
Thí dụ:
3CH2=CH2 + 4H2O + 2KMnO4 → 3HO–CH2–CH2–OH + 2MnO2↓ + 2KOH
Câu 1: Để phân biệt etan và eten, phản ứng nào là thuận tiện nhất?
A. Phản ứng đốt cháy. B. Phản ứng với dung dịch brom.
C. Phản ứng cộng hiđro. D. Phản ứng trùng hợp.
Hướng dẫn giải
Đáp án B
Dẫn hỗn hợp khí qua dung dịch brom.
Khí eten làm mất màu dung dịch brom, khí etan không phản ứng với dung dịch brom thoát ra khỏi dung dịch.
CH2=CH2 + Br2 → CH2Br-CH2Br
Câu 2: Hiđrocacbon nào sau đây khi phản ứng với dung dịch brom thu được
1,2- đibrombutan?
A. But-1-en B. Butan
C. But-2-en D. 2-metylpropen
Hướng dẫn giải
Đáp án A
CH2 = CH – CH2 – CH3 + Br2 → CH2Br – CHBr – CH2 – CH3
(But – 1 – en) (1,2 – đibrombutan)
Câu 3: Dẫn từ từ 6,72 lít (đktc) hỗn hợp X gồm etilen và propilen và dung dịch brom, dung dịch brom bị nhạt màu, và không có khí thoát ra. Khối lượng dung dịch sau phản ứng tăng 9,8 gam. Thành phần phần trăm theo thể tích của etilen trong X là
A. 50,00% B. 66,67% C. 57,14% D. 28,57%
Hướng dẫn giải
Đáp án B
%= .100 = 66,67%
Câu 4: Cho hiđrocacbon X phản ứng với brom (trong dung dịch) theo tỷ lệ mol 1 : 1 thì được chất hữu cơ Y (chứa 74,08% brom về khối lượng). Khi X phản ứng với HBr thì thu được hai sản phẩm hữu cơ khác nhau. Tên gọi của X là
A. but-1-en B. etilen C. but-2-en. D. propilen
Hướng dẫn giải
Đáp án A
X + Br2 → Y (CxHyBr2)
.100 = 74,08%
→ MY = 216 → MX = 216 – 160 = 56 (C4H8)
Câu 5: Tổng hệ số cân bằng (với các hệ số là tối giản) của phản ứng:
CH3CH=CH2 + KMnO4 + H2O → CH3CHOH-CH2OH + MnO2 + KOH là
A. 16 B. 17 C. 18 D. 19
Hướng dẫn giải
Đáp án A
3CH3CH=CH2 + 2KMnO4 + 4H2O → 3CH3CHOH-CH2OH + 2MnO2 + 2KOH
Câu 6: Hỗn hợp X gồm H2 và C2H4 có tỷ khối so với He là 3,75. Dẫn X qua Ni nung nóng, thu được hỗn hợp khí Y có khối lượng so với He là 5. Hiệu suất của phẩn ứng hiđro hóa là
A. 20% B. 25% C. 50% D. 40%
Hướng dẫn giải
Đáp án C
MX = 3,75.4 = 15 (g/mol); MY = 5.4 = 20 (g/mol)
Chọn 1 mol hỗn hợp X
→
Đặt số mol H2 phản ứng là a mol
C2H4 + H2 → C2H6
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng:
mX = mY → 15.1 = 20.nY → nY = 0,75 mol
Số mol hỗn hợp giảm bằng số mol H2 phản ứng
→ a = 1 – 0,75 = 0,25 mol
→ H% = = 50%
Câu 7: Anken X hợp nước tạo thành 3-etylpentan-3-ol. Tên của X là
A. 3-etylpent-2-en B. 3-etylpent-3-en
C. 3-etylpent-1-en D. 2-etylpent-2-en
Hướng dẫn giải
Đáp án A
CH3CH=C(C2H5)CH2CH3 + H2O CH3CH2C(OH)(C2H5)CH2CH3
(3-etylpent-2-en)
Câu 8: Cho 5,6 lít (đktc) hỗn hợp X gồm 2 hiđrocacbon mạch hở đi thật chậm qua dung dịch Br2 dư. Sau phản ứng thấy có 24 gam Br2 tham gia phản ứng, khối lượng bình brom tăng 6,3 gam và có 2,24 lít (đktc) khí thoát ra khỏi bình. Biết tỉ khối của X so với H2 là 18,6. Hai hiđrocacbon trong X là:
A. CH4 và C3H6. B. C2H6 và C4H8
C. C3H6 và C2H6 D. C2H4 và C3H8.
Hướng dẫn giải
Đáp án C
Có khí thoát ra khỏi bình brom chứng tỏ hỗn hợp chứa 1 ankan + 1 hiđrocacbon không no.
nhỗn hợp = 5,6 : 22,4 = 0,25 mol
nankan = 2,24 : 22,4 = 0,1 mol
nhiđrocacbon không no = nhỗn hợp – nankan = 0,25 – 0,1 = 0,15 mol
= 0,15 mol = nhiđrocacbon không no → hiđrocacbon không no là anken
Manken = 6,3 : 0,15 = 42 gam → C3H6
Mhỗn hợp = 37,2g → mhỗn hợp = 37,2.0,25 = 9,3 gam
→ mankan = 3g →Mankan = 30g → C2H6
Câu 9: Cho các chất sau:
(1) CH4; (2) CH3-CH3 ; (3) CH2=CH2; (4) CH3-CH=CH2
Các chất có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là:
A. 1, 2 B. 3, 4 C. 2, 3, 4 D. Cả 4 chất trên.
Hướng dẫn giải
Đáp án B
Các phân tử anken có thể kết hợp với nhau tạo thành phân tử polime mạch dài.
→ (3) CH2=CH2; (4) CH3-CH=CH2 có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp
Câu 10: Anken A phản ứng với dung dịch KMnO4 loãng, lạnh thu được sản phẩm hữu cơ B với MB = 1,81MA. A có CTPT:
A. C2H4. B. C3H6. C. C4H8. D. C5H10.
Hướng dẫn giải
Đáp án B
3CnH2n (A) + 2KMnO4 + 3H2O → 3CnH2n(OH)2 (B) + 2MnO2 + 2KOH
→ n = 3
→ Anken là C3H6
Câu 11: X là hỗn hợp gồm 2 hiđrocacbon thuộc 2 dãy đồng đẳng khác nhau. Đốt cháy X thu được . X có thể gồm:
A. 1 xicloankan và 1 anken. B. 1 ankan và 1 anken
B. 1 ankan và 1 xicloankan D. Cả 3 đáp án trên đều đúng.
Hướng dẫn giải
Đáp án A
Vì xicloankan và anken đều có CTPT là CnH2n
(Chú ý: với xicloankan n ≥ 3; với anken n ≥ 2)
→ Xicloankan và anken khi đốt cháy đều cho
Câu 12: Đốt cháy hoàn toàn 10 ml hiđrocacbon X mạch hở thu được 40 ml CO2 ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất. Biết X có khả năng làm mất màu dung dịch brom và có cấu tạo mạch phân nhánh. CTCT của X là:
A. (CH3)2C=CH2 B. CH3C=C(CH3)2 C. CH2=CH(CH2)2CH3 D. CH3CH=CHCH3.
Hướng dẫn giải
Đáp án A
10 ml X → 40 ml CO2
Số C trong X = = 4
X có 4C, kết hợp X không no (mất màu dung dịch Br2) và mạch nhánh.
X chỉ có thể là (CH3)2C=CH2.
Xem thêm các phương trình hóa học hay khác: