Admin FQA
15/12/2023, 13:38
Phản ứng Al(OH)3 + H2SO4 tạo ra Al2(SO4)3 thuộc loại phản ứng trao đổi đã được cân bằng chính xác và chi tiết nhất. Bên cạnh đó là một số bài tập có liên quan về Al(OH)3 có lời giải, mời các bạn đón xem:
2Al(OH)3 + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 6H2O
Phản ứng này thuộc loại phản ứng trao đổi.
- Al(OH)3 tan dần tạo dung dịch trong suốt.
- Nhỏ từ từ dung dịch H2SO4 loãng đến dư vào ống nghiệm có chứa Al(OH)3.
Bước 1: Viết phương trình phân tử:
2Al(OH)3 + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 6H2O
Bước 2: Viết phương trình ion đầy đủ bằng cách: chuyển các chất vừa dễ tan, vừa điện li mạnh thành ion; các chất điện li yếu, chất kết tủa, chất khí để nguyên dưới dạng phân tử:
Bước 3: Viết phương trình ion thu gọn từ phương trình ion đầy đủ bằng cách lược bỏ đi các ion giống nhau ở cả hai vế và giản ước hệ số (nếu có thể):
H2SO4 loãng có đầy đủ tính chất của một axit mạnh.
-Làm đổi màu quỳ tím thành đỏ
- Tác dụng với nhiều kim loại (Mg, Al, Zn, Fe,...) tạo thành muối sunfat và giải phóng khí hiđro.
Ví dụ:
H2SO4 (loãng) + Mg → MgSO4 + H2 (↑)
3H2SO4 (loãng) + 2Al → Al2(SO4)3 + 3H2 (↑)
Chú ý: Các kim loại Hg, Cu, Ag, Au, Pt …không tác dụng với H2SO4 loãng.
Khi Fe tác dụng với H2SO4 loãng, sản phẩm thu được là muối sắt (II)
H2SO4 (loãng) + Fe → FeSO4 + H2 (↑)
-Tác dụng với bazơ tạo thành muối sunfat và nước.
Ví dụ:
H2SO4 + Cu(OH)2 → CuSO4 + 2H2O
H2SO4 + 2KOH → K2SO4 + 2H2O
-Tác dụng với oxit bazơ tạo thành muối sunfat và nước.
Ví dụ:
H2SO4 + CuO → CuSO4 + H2O
H2SO4 + Na2O → Na2SO4 + H2O
- Tác dụng với một số muối tạo thành muối sunfat và axit mới
Ví dụ:
MgCO3 + H2SO4 → MgSO4 + CO2 ↑ + H2O
6.1. Tính chất vật lý
Nhôm oxit là chất rắn, màu trắng, kết tủa ở dạng keo.
6.2. Tính chất hóa học
+ Dễ bị nhiệt phân thành nhôm oxit:
2Al(OH)3 Al2O3 + 3H2O
+ Là hợp chất lưỡng tính, tan trong axit và bazơ:
Al(OH)3 + 3H+ → Al3+ + 3H2O
Al(OH)3 + OH- → AlO2- + 2H2O
Câu 1: Hiện tượng nào xảy ra khi cho từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3?
A. Ban đầu không thấy hiện tượng, sau đó kết tủa xuất hiện
B. Xuất hiện kết tủa keo trắng ngay lập tức, sau đó kết tủa tan dần
C. Ban đầu không thấy hiện tượng, sau đó kết tủa xuất hiện, rồi tan dần.
D. Xuất hiện kết tủa keo trắng ngay lập tức và không tan.
Hướng dẫn giải
Đáp án B
Ban đầu có kết tủa keo trắng ngay lập tức
3NaOH + AlCl3 → Al(OH)3↓ + 3NaCl
Khi NaOH dư, kết tủa tan dần
NaOH + Al(OH)3 → NaAlO2 + 2H2O
Câu 2:Nhôm hiđroxit thu được từ cách làm nào sau đây?
A. Cho dư dung dịch HCl vào dung dịch natri aluminat.
B. Thổi dư CO2 vào dung dịch natri aluminat.
C. Cho dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3.
D. Cho Al2O3 tác dụng với nướC.
Hướng dẫn giải
Đáp án B
Nhôm hiđroxit thu được khi thổi dư CO2 vào dung dịch natri aluminat
Phương trình phản ứng:
NaAlO2 + CO2 + 2H2O → Al(OH)3↓ + NaHCO3.
Câu 3: Phát biểu nào dưới đây là đúng?
A. Nhôm là một kim loại lưỡng tính.
B. Al(OH)3 là một bazơ lưỡng tính.
C. Al2O3 là oxit trung tính.
D. Al(OH)3 là một hiđroxit lưỡng tính.
Hướng dẫn giải
Đáp án D
Trong hóa vô cơ, hợp chất lưỡng tính có thể là oxit, hiđroxit, muối.
A. Sai, không có khái niệm kim loại lưỡng tính.
B. Sai, Al(OH)3 là một hiđroxit lưỡng tính
C. Sai, Al2O3 là oxit lưỡng tính.
D. Đúng
Câu 4:Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch NaAlO2. Hiện tượng xảy ra là
A. có kết tủa nâu đỏ. B. có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa lại tan.
C. có kết tủa keo trắng không tan. D. dung dịch vẫn trong suốt.
Hướng dẫn giải
Đáp án C
Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch NaAlO2xuất hiện kết tủa keo trắng không tan.
Phương trình phản ứng
NaAlO2 + CO2 + 2H2O → Al(OH)3↓ + NaHCO3.
Câu 5:Để phân biệt dung dịch AlCl3 và dung dịch KCl ta dùng dung dịch
A.NaOH. B. HCl. C. NaNO3 D. H2SO4.
Hướng dẫn giải
Đáp án A
Trích mẫu thử của hai dung dịch ra hai ống nghiệm có đánh số.
Nhỏ NaOH dư vào từng ống nghiệm
- Xuất hiện kết tủa trắng sau đó kết tủa tan: AlCl3
AlCl3 + 3NaOH → Al(OH)3↓ + 3NaCl
Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O
- Không có hiện tượng gì: KCl
Câu 6: Cho 3,24 gam Al2(SO4)3 phản ứng với 25 ml dung dịch NaOH thu được 0,78 gam kết tủa trắng. Nồng độ mol của dung dịch NaOH đã dùng là
A. 1,2M và 2,4M. B. 1,2M.
C. 2,8M. D. 1,2M và 2,8M.
Hướng dẫn giải
Đáp án D
= 0,01 mol → = 2. = 0,02 mol
mà = = 0,01 mol < 0,02 nên có 2 trường hợp
Trường hợp 1: = 3. = 0,03 mol
→ CM NaOH= = 1,2M.
Trường hợp 2: = 4.– = 4.0,02 – 0,01 = 0,07 mol
→ CM NaOH = = 2,8M
Câu 7: Cho 0,52 gam hỗn hợp 2 kim loại Mg, Al tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4 loãng dư thu được 0,336 lít khí ở đktc. Khối lượng muối sunfat thu được là:
A. 1,24gam
B. 6,28gam
C. 1,96gam
D. 3,4gam.
Hướng dẫn giải:
Đáp án C
Áp dụng nhanh công thức:
mmuối = mKL + = 0,52 + 0,015. 96 = 1,96 gam
Câu 8:Cho 21 gam hỗn hợp Zn và CuO phản ứng vừa đủ với 600 ml dung dịch H2SO4 0,5M. Phần trăm khối lượng của Zn có trong hỗn hợp ban đầu là
A. 57%
B. 62%
C. 69%
D. 73%
Hướng dẫn giải:
Đáp án B
Đặt
→ 65x + 80y = 21 (1)
x + y = 0,3 mol (2)
→ x = 0,2 mol; y = 0,1 mol
→ %mZn= 62%
Câu 9:Cho m gam hỗn hợp 2 kim loại Mg, Al tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4 loãng dư thu được 0,336 lít khí ở đktc. Dung dịch thu được sau phản ứng chứa 1,96 gam muối tan. Giá trị của m là
A. 0,24 gam
B. 0,28 gam
C. 0,52 gam
D. 0,4 gam.
Hướng dẫn giải:
Đáp án C
Áp dụng nhanh công thức :
môi trường = 0,5.n e nhận = = 0,015 mol
mmuối = mKL +
⇒ mKL = 1,96 – 0,015.96 = 0,52 gam.
Câu 10: Cho 2,81 gam hỗn hợp gồm 3 oxit Fe2O3, MgO, ZnO tan vừa đủ trong 300ml dung dịch H2SO4 0,1M thì khối lượng muối sunfat khan tạo thành là:
A. 5,33gam
B. 5,21gam
C. 3,52gam
D. 5,68gam.
Hướng dẫn giải:
Đáp án B
nO (oxit) = = 0,03 mol
→ mKL = m oxit – mO(oxit) = 2,81 – 0,03.16 = 2,33 gam
mmuối = mKL + = 2,33 + 0,03.96 = 5,21gam
Câu 11:Cho 20g hỗn hợp X gồm Fe, Cu phản ứng hoàn toàn với H2SO4 loãng dư, sau phản ứng thu được 12g chất rắn không tan. Phần trăm về khối lượng của Fe trong X:
A. 60%
B. 72%
C. 40%
D. 64%
Hướng dẫn giải:
Đáp án C
Cu không tác dụng với H2SO4 loãng, nên chất rắnkhông tan là Cu
→ mCu = 12g → mFe = 20-12 = 8g
→ %mFe = 40%
Câu 12: Hòa tan hoàn toàn Fe3O4 trong dung dịch H2SO4 loãng (dư) được dung dịch X1. Cho lượng dư bột Fe vào dung dịch X1 (trong điều kiện không có không khí) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X2 chứa chất tan
A.FeSO4.
B.FeSO4 và H2SO4
C.Fe2(SO4)3 và H2SO4.
D.Fe2(SO4)3.
Hướng dẫn giải:
Đáp án A
Fe3O4 + 4H2SO4 loãng, dư → FeSO4 + Fe2(SO4)3 + 4H2O
Vì H2SO4 dư nên dung dịch X1 gồm (FeSO4 , Fe2(SO4)3 và H2SO4 dư)
Cho Fe dư vào dd X1:Fe2(SO4)3 + Fedư → 3FeSO4
H2SO4dư+ Fedư → FeSO4 + H2
Vì Fe dư nên Fe2(SO4)3 và H2SO4 dư đều hết → dd X2 chỉ có FeSO4
(có thể làm nhanh, Fe dư sau phản ứng thì toàn bộ lượng Fe3+ chuyển thành Fe2+, nên khi đề cho Fe dư sau phản ứng chỉ thuđược muối Fe2+.
Xem thêm các phương trình hóa học hay khác: