Phản ứng hóa học

AgNO3 + CaCl2 → AgCl + Ca(NO3)2 | AgNO3 ra AgCl

Admin FQA

15/12/2023, 13:38

Phản ứng AgNO3 + CaCl2 tạo ra AgCl kết tủa thuộc loại phản ứng trao đổi đã được cân bằng chính xác và chi tiết nhất. Bên cạnh đó là một số bài tập có liên quan về CaCl2 có lời giải, mời các bạn đón xem:

2AgNO3 + CaCl2 → 2AgCl ↓ + Ca(NO3)2

1. Phương trình phản ứng CaCO3 tác dụng với HCl

CaCl2 + 2AgNO3 → Ca(NO3)2 + 2AgCl ↓

Phản ứng trên thuộc loại phản ứng trao đổi.

2. Hiện tượng của phản ứng CaCl2 tác dụng với AgNO3

- Xuất hiện kết tủa màu trắng, không tan trong axit là AgCl.

3. Cách tiến hành phản ứng CaCl2 tác dụng với AgNO3

- Cho vào ống nghiệm 3 - 4ml dung dịch CaCl2, sau đó thêm từ từ dung dịch AgNO3 vào.

4. Cách viết phương trình ion thu gọn của phản ứng CaCl2 tác dụng với dung dịch AgNO3

Bước 1: Viết phương trình phân tử:

CaCl2 + 2AgNO3 → Ca(NO3)2 + 2AgCl ↓

Bước 2: Viết phương trình ion đầy đủ bằng cách: chuyển các chất vừa dễ tan, vừa điện li mạnh thành ion; các chất điện li yếu, chất kết tủa, chất khí để nguyên dưới dạng phân tử:

Ca2+ + 2Cl- + 2Ag+ + 2NO3- → Ca2+ + 2NO3- + 2AgCl ↓

Bước 3: Viết phương trình ion thu gọn từ phương trình ion đầy đủ bằng cách lược bỏ đi các ion giống nhau ở cả hai vế:

Ag+ + Cl- → AgCl ↓

5. Mở rộng  kiến thức về muối

- Muối là hợp chất mà phân tử gồm hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc axit

- Công thức hóa học của muối gồm hai phần: kim loại và gốc axit

Ví dụ: Muối có công thức hóa học Na2SO3 gồm phần kim loại là Na, phần gốc axit là gốc sunfit (=SO3).

- Theo thành phần, muối được chia làm hai loại:

+ Muối trung hoà: Là muối mà trong gốc axit không có nguyên tử hiđro có thể thay thế bằng nguyên tử kim loại.

Ví dụ: Na2SO4, Na2CO3, CaCO3

+ Muối axit: Là muối mà trong đó gốc axit của phân tử còn nguyên tử hiđro H chưa được thay thế bằng kim loại.

Ví dụ: NaHSO4, K2HPO4, Ba(HCO3)2,...

Hoá trị của gốc axit bằng số nguyên tử hiđro đã được thay thế bằng kim loại.

 6. Mở rộng về tính chất hóa học của muối

Tính chất 1. Tác dụng với kim loại

Dung dịch muối có thể tác dụng với kim loại tạo thành muối mới và kim loại mới.

Ví dụ:

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu↓

Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag↓

AgNO3 + CaCl2 →  AgCl + Ca(NO3)2 | AgNO3 ra AgCl

Tính chất  2. Tác dụng với axit

Muối có thể tác dụng được với axit tạo thành muối mới và axit mới.

Ví dụ:

AgNO3 + HCl → AgCl ↓ + HNO3

CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2↑ + H2O

Tính chất 3. Tác dụng với dung dịch muối

Hai dung dịch muối có thể tác dụng với nhau tạo thành hai muối mới.

Ví dụ:

AgNO3 + NaCl → NaNO3 + AgCl↓

BaCl2 + K2SO4 → 2KCl + BaSO4

AgNO3 + CaCl2 →  AgCl + Ca(NO3)2 | AgNO3 ra AgCl

Tính chất 4. Tác dụng với dung dịch bazơ

Dung dịch muối có thể tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối mới và bazơ mới.

Ví dụ:

K2CO3 + Ba(OH)2 → 2KOH + BaCO3

CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2 ↓ + Na2SO4

Tính chất 5. Phản ứng phân hủy muối

Nhiều muối bị phân hủy ở nhiệt độ cao như: KClO3, KMnO4, CaCO3,…

Ví dụ: 

2KClO3 t0 2KCl + 3O2 ↑

CaCO3 t0 CaO + CO2

2KMnO4 t0 K2MnO4 + MnO2 + O2

AgNO3 + CaCl2 →  AgCl + Ca(NO3)2 | AgNO3 ra AgCl

7. Bài tập vận dụng liên quan

Câu 1: Hòa tan hết CaCO3 cần vừa đủ 100 ml dung dịch HCl 2M, sau phản ứng thu được khối lượng muối là

A. 8,6 gam

B. 9,8 gam

C. 10,2 gam

D. 11,1 gam

Hướng dẫn giải:

Đáp án D

Số mol HCl là: nHCl = 0,2 mol

Phương trình phản ứng:

CaCO3+2HClCaCl2+CO2+H2O                0,2         0,1                                 (mol)

Theo phương trình phản ứng ta có: nCaCl2 = 0,1 mol

Khối lượng CaCl2 là: mCaCl2 = 0,1.111 = 11,1 gam.

Câu 2: Diêm tiêu kali được dùng để chế tạo thuốc nổ đen, đồng thời được dùng làm phân bón. Công thức hóa học của diêm tiêu kali là

A. KNO3

B. KCl

C. K2CO3

D. K2SO4

Hướng dẫn giải:

Đáp án A

Diêm tiêu kali được dùng để chế tạo thuốc nổ đen, đồng thời được dùng làm phân bón. Công thức hóa học của diêm tiêu kali là KNO3.

Câu 3: Thả một mảnh nhôm vào ống nghiệm chứa dung dịch CuSO4. Xảy ra hiện tượng

A. Có chất khí bay ra, dung dịch không đổi màu

B. Không có dấu hiệu phản ứng

C. Có chất rắn màu trắng bám ngoài lá nhôm, màu xanh của dung dịch CuSO4 nhạt dần

D. Có chất rắn màu đỏ bám ngoài lá nhôm, màu xanh của dung dịch CuSO4 nhạt dần

Hướng dẫn giải:

Đáp án D

Nhôm đứng trước đồng trong dãy điện hóa do đó sẽ đẩy đồng ra khỏi muối

Phương trình phản ứng:

3CuSO4 + 2Al → 3Cu + Al2(SO4)3

Hiện tượng: Có chất rắn màu đỏ bám ngoài lá nhôm, màu xanh của dung dịch CuSO4 nhạt dần.

Câu 4: Cho 0,3 mol CuCl2 phản ứng với một dung dịch có hòa tan 32 gam NaOH, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 26,7 gam

B. 27,9 gam

C. 28,6 gam

D. 29,4 gam

Hướng dẫn giải:

Đáp án D

Số mol NaOH là: nNaOH = 0,8 mol

Phương trình phản ứng:

CuCl2 + 2NaOH → Cu(OH)2 + 2NaCl

Xét nCuCl21=0,3<nNaOH2=0,4 suy ra CuCl2 phản ứng hết, NaOH dư.

CuCl2+ 2NaOH  CuOH2+ 2NaCl0,3                                 0,3                              (mol)

Theo phương trình phản ứng ta có: nCu(OH)2 = 0,3 mol

Vậy khối lượng Cu(OH)2 là: mCu(OH)2 = 0,3.98 = 29,4 gam.

Câu 5: Cho 18,9 gam Na2SO3 tác dụng với H2SO4 dư, thu được khí SO2 (đktc) có thể tích là

A. 1,12 lít

B. 2,24 lít

C. 3,36 lít

D. 4,48 lít

Hướng dẫn giải:

Đáp án C

Số mol của Na2SO3 là: nNa2SO3=18,9126 = 0,15 mol

Phương trình phản ứng:

Na2SO3+H2SO4Na2SO4+SO2+H2O0,15                                              0,15               (mol)

Theo phương trình phản ứng ta có: nSO2 = 0,15 mol

Vậy thể tích của SO2 là: VSO2 = 0,15.22,4 = 3,36 lít.

Câu 6: Nung kali nitrat ở nhiệt độ cao, sau phản ứng thu được chất khí là

A. N2O

B. NO2

C. O2

D. NO

Hướng dẫn giải:

Đáp án C

Phương trình phản ứng:

2KNO3 to 2KNO2 + O2

Câu 7: Hòa tan 14,625 gam NaCl vào nước thu được 200 ml dung dịch. Dung dịch tạo thành có nồng độ mol là

A. 0,75M

B. 1,12M

C. 0,50M

D. 1,25M

Hướng dẫn giải:

Đáp án D

200 ml = 0,2 lít

Số mol của NaCl là: nNaCl = 14,62558,5=0,25 mol

Nồng độ mol dung dịch tạo thành là: CM = nV=0,250,2 = 1,25M

Câu 8: Nhóm muối tác dụng với dung dịch axit sunfuric loãng là

A. BaCl2, CaCO3

B. NaCl, Cu(NO3)2

C. Cu(NO3)2, Na2CO3

D. NaCl, BaCl2

Hướng dẫn giải:

Đáp án A

Phương trình phản ứng:

BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 ↓ + 2HCl

CaCO3 + H2SO4 → CaSO4 + CO2↑ + H2O

Câu 9: Cho phương trình phản ứng sau: AgNO3 + NaCl → NaNO3 + AgCl↓

Tích các hệ số cân bằng (là các số nguyên, tối giản) trong phương trình phản ứng trên là

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Hướng dẫn giải:

Đáp án A

Phương trình phản ứng:

AgNO3 + NaCl → NaNO3 + AgCl↓

Tích các hệ số cân bằng (là các số nguyên, tối giản) trong phương trình phản ứng trên là: 1.1.1.1 = 1

Câu 10: Nhiệt phân hoàn toàn 73,5 gam KClO3 sau phản ứng thấy thoát ra V lít khí oxi ở đktc. Giá trị của V là

A. 22,04 lít

B. 19,69 lít

C. 21,04 lít

D. 20,16 lít

Hướng dẫn giải:

Đáp án D

Số mol của KClO3 là: nKClO3=73,5122,5 = 0,6 mol

Phương trình phản ứng:

2KClO3to 2KCl +3O20,6                                    0,9   (mol)

Theo phương trình phản ứng ta có: nO2= 0,9 mol

Vậy thể tích của O2 là: V = 0,9.22,4 = 20,16 lít.

Xem thêm các phương trình hóa học hay khác:

Fqa.vn
Bình chọn:
0/5 (0 đánh giá)
Báo cáo nội dung câu hỏi
Bình luận (0)
Bạn cần đăng nhập để bình luận
Bạn chắc chắn muốn xóa nội dung này ?
Bạn có câu hỏi cần được giải đáp?
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved